Quạ đen
Món ăn ngon:
Trụng nước sôi, vặt lông, bỏ ruột gan, ướp gia vị rồi làm quạ chiên bơ giống như cút chiên bơ ý, ăn chung với bánh mì, uống bia hơi hoặc rượu vang.
Vị thuốc ô nha
Quạ đen (Corvus macrorhynchus Waglier) thuộc họ quạ (Corvidae), tên khác là chim ác, là một loài chim định cư, sống phổ biến ở đồng bằng, trung du, vùng đồi núi thấp, nơi có người ở và trồng trọt.
Chim có thân dài, đầu tròn dẹt, cổ rộng rất ngắn, mắt nâu. Mỏ to dày, chân đen có móng sắc. Bộ lông màu đen, có ánh xanh tím.
Loài quạ khoang (Corvus torquatus Lesson) cũng được dùng. Nhiều bộ phận của quạ đen được dùng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian:
Thịt quạ (ô nha nhục) có vị chua, chát, tính bình, không độc, có tác dụng khử phong, trấn kinh, chữa nóng trong, kinh giản, thổ huyết. Khi làm thịt chim, bỏ nội tạng, cho vào nồi đất, trát kín, đốt cháy tồn tính, rồi tán bột. Mỗi lần uống 4-6g, ngày 2-3 lần.
Xương quạ (ô nha cốt) 1 bộ, ngâm nước nóng, cạo sạch thịt còn sót lại, chặt nhỏ cùng với tầm gửi cây gạo 20-30g, cắt ngắn. Tất cả sao qua, nấu với nước 2-3 lần, rồi cô thành cao lỏng, uống làm hai lần trong ngày. Chữa hen suyễn.
Lông cánh quạ 12-15g, đốt thành tro, tán nhỏ, uống với rượu chữa ứ huyết, đau xóc, thở khó, mặt xanh nhợt nhạt. Nếu trộn bột với giấm để bôi lại là thuốc rút gai dằm, kim đâm vào da thịt (Nam dược thần hiệu).
Đầu quạ (gồm cả xương và thịt) đốt thành than, tán nhỏ, uống mỗi lần 10-15g với rượu, đồng thời hòa với dầu vừng, bôi chữa lở sơn, mụn dò. |