Hàu hay hào hay hầu là loài động vật nhuyễn thể thuộc nhóm thân mềm hai mảnh vỏ trong họ hàng nghêu, sò nhỏ sống ở bờ biển, ở các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, sống bám vào một giá thể như bám vào đá thành tảng, các rạn đá, móng cầu [1] ăn sinh vật phù du và các sinh vật trong bùn, cát, nước biển.... Hàu cũng được coi là một loại hải sản sống dưới nước[2] Thịt hàu ngon và ngọt, rất giàu chất dinh dưỡng, có chứa protein, glucid, chất béo, kẽm, magiê, canxi,…
Kích thước
Hàu có kích thước tương đối lớn so với các loài nghêu và sò nhỏ, đặc biệt là mảnh võ của hàu lớn hơn nhiều so với cơ thể của chúng. Cá biệt có trường hợp đã phát hiện con hàu có chiều ngang 18 cm và nặng gần 1,4 kg tại cảng Plymouth, Anh. Theo Douglas Herdson thì một con cái có kích cỡ tương đương có khả năng đẻ hơn ba triệu trứng.
Người ta từng phát hiện con hàu nặng 12,5 kg tại Devon vào năm 1929. Trước đó, một con nặng 0,8 kg được tìm thấy tại Scotland vào năm 1997. Theo Sách kỷ lục Guinness, con hàu lớn nhất thế giới hiện có khối lượng 3,6 kg và có kích thước 30,5 x 14 cm. Nó sống ở vịnh Chesapeake, bang Virginia, Mỹ và được phát hiện năm 1999.
Sinh sản
Về sinh sản, là loài động vật nhuyễn thể thuần đực, tuy vậy các loài hàu giống Crassostrea có thể chuyển giới tính giữa các mùa sinh sản. Tỷ lệ đực/cái của hàu cửa sông (Crassostrea rivularis) như sau: Từ tháng 7 đến tháng 11, tỷ lệ đực/cái là 21-61%/ 40-68%. Đây là thời điểm mà tỷ lệ hàu có sản phẩm chín muồi cao nhất. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tỷ lệ đực/cái là 38-90%: 0-16%. Mùa sinh sản của hàu vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm.
Thành phần thịt
Thịt hàu sống là một thực phẩm rất giàu chất bổ và kích thích tố, đặc biệt là chứa nhiều kẽm. Hàu biển là loại đồng vật giàu kẽm nhất, mỗi 100g hàu tươi có chứa đến 25 mg kẽm, trong khi đó lượng kẽm trong 100 g thịt chỉ là 5,2 mg và 0,8 mg trong 100g cá tươi.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học hiện đại, con hàu có giá trị dinh dưỡng rất cao, mỗi 100g thịt hàu gồm có:
-
10,9g protein
-
1,5g chất béo
-
375 mg kali
-
270 mg natri
-
35 mg can-xi
-
10 mg magiê
-
5,5 mg sắt
-
47,8 mg kẽm
-
11,5 mg đồng
-
100 mg phốt-pho
-
Vitamin A, B1, B2, Acid taurine và các vi nguyên tố khác
-
Lượng Iod cao gấp 200 lần so với sữa bò và lòng đỏ trứng.
-
Trong thịt hàu còn có các Acid amin và nhiều chất hoạt tính đặc biệt chỉ có trong sinh vật của biển cả.
Thực phẩm
Chargrilled oysters
Raw oysters presented on a plate.
Thịt hàu sống là một món ăn khoái khẩu và là một thực phẩm rất giàu chất bổ và kích thích tố, đặc biệt là chứa nhiều kẽm - đây là khoáng tố quan trọng rất cần thiết cho quá trình sản xuất tinh trùng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Mỗi con hàu cỡ trung bình có thể chứa 13 mg kẽm.
Theo y học cổ truyền, thịt hàu có vị ngọt hơi mặn, tính mát, không độc, tác dụng tráng dương, bổ tinh, tư âm dưỡng huyết, ăn vào trị được chứng mất ngủ do nhiệt, người nóng khô khát, hoa mắt, chóng mặt, phụ nữ rối loạn tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh thiếu sữa, thiếu máu ăn hàu rất tốt, nam giới có chứng di mộng tinh, hoạt tinh, yếu sinh lý, liệt dương, hiếm muộn.
Hàu được chế biến thành một số món ăn ngon như: Hàu chấm mù tạt, Hàu nướng trui:Hàu nướng mỡ hành: Hàu nướng bơ: Hàu nấu cháo: gỏi hàu... Riêng tại nước Mỹ loại hải sản này được yêu thích đến nỗi hằng năm rất nhiều thị trấn miền Đông thường tổ chức những ngày hội mà họ gọi là Oyster festival, tiêu thụ hàng trăm ngàn con hàu chỉ trong vài ngày.
Ăn thịt hàu sống rất dễ nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây bệnh. Khi ăn món hàu sống, cần chú ý các điều sau đây dù tác dụng của hàu đã được chứng minh và được xem là món ăn quý:
-
Không dùng cho người tì vị yếu, khó tiêu hay bị tiêu chảy; người bị đau dạ dày, viêm ruột.
-
Thành phần của mù tạt là tinh dầu ép từ hạt của cây cải bẹ, có vị cay nồng, tính ôn, kích ứng niêm mạc mắt gây chảy nước mắt, gây nóng rát trong vòm họng và kích thích niêm mạc đường mũi. Do đó, đừng nên dùng nhiều mù tạt trong khi ăn hàu.
-
Thịt hàu tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn thịt hàu sống thì sẽ rất dễ nhiễm phải các vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây bệnh. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm do ăn hải sản tươi sống. Do đó, tốt nhất nên nấu chín để bảo đảm an toàn cho sức khỏe.
|