BÒ XÀO CẦN TÂY

 

Nguyên liệu:
500 g thịt bò
1 củ hành tây
3 cành cần tây
1 củ cà rốt
2 tép tỏi
1 muỗng súp rượu gạo, dầu ăn, seasoning salt, 1 tí đường
2 cọng hành lá, ít rau ngò trang trí, tiêu
Chuẩn bị:
1) Thịt bò chọn loại dùng để stir fry, đã được cắt mỏng.
2) Hành tây gọt vỏ rửa sạch, cắt làm 6 múi
3) Cần tây rửa sạch, để ráo nước, cắt dày 1 cm, hơi xéo theo thân cần.
4) Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt sợi mỏng.
5) Hành lá cắt khúc dài 2 cm.
6) Ép tỏi hơi dập.
Cách làm:
1) Chảo nóng cho dầu vào, dầu nóng cho tỏi ép dập vào. Tỏi thơm bỏ thịt bò vào xào cho đến khi thịt hơi săn lại thì cho 1 muỗng súp rượu gạo vào. Để to lửa lên, xào đều. Rắc lên thịt một tí xíu đường. Xào thêm một tí, nêm muối vào. Thịt săn chín lại. Trút thịt ra đĩa.
2) Bắt chảo trở lại lên bếp. Cho vào một ít dầu ăn. Dầu nóng cho hành tây và cà rốt xào đều. Cho cần tây vào. Xào cho các nguyên liệu đảo đều trong chảo. Chắt nước ở đĩa thịt vào chảo rau. Xào đến khi rau tái chín thì rắc đều lên một tí xíu muối. Xào cho đến khi rau chín, nêm vừa ăn là được.
3) Đổ thịt trong đĩa vào chảo (2). Cho hành lá vào. Trộn đều. Tắt lửa.
Múc ra dĩa, rắc lên một ít tiêu. Trang trí vào ít cọng ngò.

Bò xào dứa

Nguyên liệu:
5 lạng thịt bò, 2 củ hành tây, nửa trái dứa, muối, tiêu, đường, dầu hào, tỏi, hành lá hay cần.

Cách làm:
Ướp thịt bò với dầu hào và đường khoảng 30 phút. Cắt hành tây hình múi cam, dứa cắt lát.

Đun dầu nóng, cho ít tỏi vào phi vàng. Cho hành tây vào đảo sơ, sau đó xúc ra đĩa.

Xào thịt bò với thơm. Thịt chín cho 1/2 lượng hành tây vào, 1/2 còn lại dùng để trang trí.

Cho thịt bò ra đĩa, trang trí thêm bằng hành lá hay cần. Có thể bổ sung thêm ớt 

GÓI GIÒ BÒ

1. Nguyên liệu

  • Thịt bò nục tươi loại ngon nhất
    - Thịt nạc heo tươi
    - Mỡ phần ngon
    - Gia vị nêm: nước mắm, muối, bột ngọt
    - Gia vị đặc trưng: Tiêu, tỏi, thì là

     

3 món giò ngon cho Tết - 2

 

2. Cách làm - Thịt bò và thịt nạc heo được lọc gân thật sạch, cắt thành từng miếng để quá trình xay diễn ra nhanh hơn, tránh làm nóng giò. Thịt bò được chọn là thịt bò rất dẻo, chỉ cần thịt không đạt chuẩn, khi xay ra chắc chắn giò sẽ bị hỏng.
-Mỡ phần được rửa sạch, sau đó bỏ trong ngăn đông cho cứng đá, trước khi làm dùng dao chặt ra thành từng miếng nhỏ.

Tỏi, thì là được bóc vỏ, bỏ gốc và rửa sạch.
Xay giò:- Đây là quá trình rất quan trọng, phụ thuộc rất lớn vào trình độ của người thợ, giò bò xay khó hơn giò lụa, do đó, phải quan sát được khi nào là giò đạt tới độ chảy để dừng lại.- Các gia vị đặc trưng chúng ta cho vào xay chung luôn.Bó giò:

-Việc bó giò bò cũng tương tự như giò lụa, chúng ta phải xếp lá chuối trước rồi sau đó học cách bó, cũng khá phức tạp.

Luộc giò:
- Giò bò cũng được luộc trong nước sôi với thời gian 1h, sau thời gian này các bạn có thể vớt ra và thưởng thức
.

 

GỎI GÂN BÒ

Nguyên liệu:600g gân trong chân bò

-200g hành tây
-100g mè (vừng) trắng
-Giấm, đường, muối, dầu ăn, tỏi phi vàng, rau răm cắt nhuyễn, 1 trái ớt sừng cắt sợi, tiêu trắng, một nhánh gừng nhỏ
- Cà roit tỉa hoa và ngò trang trí.

Thực hiện:

-Gừng gọt vỏ, rửa, cắt lát dày đập dập.

-Gân chân bò rửa nước nóng, để ráo.

-Nấu sôi nước + gừng đập dập, cho gân bò vào hầm mềm trên lửa nhỏ, cho ra rổ xả nước nguội, xóc ráo cắt sợi.
-Hành tây bóc vỏ, rửa, cắt sợi, ướp giấm, 3 muỗng canh đường, để ngấm 20 phút, cho ra rổ xóc ráo.
-Mè rang vàng, giã dập.
-Cho vào bát trộn đều: gân chân bò, hành tây, rau răm, ớt cắt sợi, tỏi phi, dầu ăn, muối, đường, tiêu, 1/2 muỗng mè.
-Xếp cà rốt tỉa hoa viền quanh đĩa, cho gỏi gân bò vào giữa vòng tròn hoa cà rốt, rắc tiếp mè còn lại lên gỏi, trang trí ít ngò, dọn dùng với xì dầu và ớt cắt khoanh.

 

GỎI GÂN BÒ HOA CHUÓI

Nguyên liệu:

100g gân bò 100g bắp chuối bào
½
quả chanh
1 thìa cà phê ớt tỏi băm
2 thìa cà phê nước mắm
2 thìa cà phê đường
Vài lá rau thơm, rau răm
Đậu phộng rang
Bánh đa (bánh tráng) nướng.

Thực hiện:

-Gân bò luộc mềm, xắt lát mỏng.
-Bắp chuối bào rửa sạch vẩy ráo.
-Rau răm nhặt rửa sạch thái nhỏ.
-Đậu phộng rang giã dập.
-Trộn chung các vật liệu trên cùng với nước mắm pha chua ngọt vừa miệng cho bắp chuối thấm đều với gân bò và đậu phộng.
-Cho gỏi ra đĩa, rắc thêm ít đậu phộng và ớt cắt sợi lên mặt cho đẹp.
-Dùng với nước mắm chua ngọt và bánh tráng nướng.

 

NỘM XOÀI XANH VÀ GÂN BÒ

Xoài chua chua, quyện lẫn với gân bò dai, giòn giòn, cay của vị gừng, ớt rất lạ miệng.

Nguyên liệu:
- 1 quả xoài xanh
-500g gân chân bò
- Gừng, nước mắm, ớt quả, đường, rau thơm.

Cách làm:

1- Gân bò rửa sạch, cho gân vào nồi, thêm một ít muối, nước lọc ngập mặt gân, đun sôi.
2- Xoài xanh gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi.
3- Tỏi, ớt quả giã nhuyễn. Pha hai thìa canh đường với hai thìa canh nước mắm trộn vào bát tỏi, ớt đã giã, nêm hơi mặn, ngọt tùy ý.
4- Phần gân bò sau khi đun từ 20 đến 25 phút thì tắt bếp, đậy kín nắp nồi để phần ngân bò tiếp tục chín, để nguội, lấy ra cắt lát tròn, trộn bát nước mắm vào, để khoảng 20 phút cho thấm.
5- Trộn xoài xanh, gân bò vào âu nhỏ, nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn, khi dùng múc ra đĩa bên trên rắc rau thơm thái nhỏ.

Phân biệt thịt bò, thịt trâu, thịt lợn
Không phải chị em nào cũng biết 
cách phân biệt rõ thịt bò, thịt trâu, thịt lợn khi đi chợ. Thịt bò là loại thịt dễ bị những người bán hàng làm giả nhất. Thực tế thịt trâu và thịt bò có giá trị dinh dưỡng và độ ngon cũng ngang nhau tuy nhiên xuất phát từ nhu cầu người mua mà người ta hay là giả.

Chẳng hạn có khách hàng yêu cầu thịt bò thì người bán hàng lấy thịt trâu giả bò. Có khi khách hàng muốn mua thịt trâu thì người ta lại lấy thịt bò giả trâu… Hoặc đôi khi người bán hàng lại lấy thịt lợn giả thịt bò để bán cho có lãi… Vì thế khi đi mua thịt chị em cần lưu ý thật kỹ để lựa chọn được loại thịt vừa ngon vừa như ý muốn. Chị em có thể tham khảo một số mẹo phân biệt dưới đây nhé:

Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy thịt trâu có màu sẫm đen, mỡ thịt trâu trắng trong khi mỡ thịt bò vàng. Hơn nữa, thớ thịt trâu rất to, thô hơn nhiều so với thịt bò.

Thịt bò khỏe mạnh khi giết mổ thường có màu hồng, hồng nhạt, thớ thịt nhỏ. Nếu cắt ngang thớ thịt thấy bề mặt lát cắt mịn màng hơn.

Mẹo phân biệt thịt bò, thịt trâu, thịt lợn

Còn thịt trâu khỏe mạnh thường có màu hồng sậm, có khi màu đỏ sậm, thớ thịt hơi thô. Cắt ngang thớ thịt quan sát thấy sợi cơ to hơn sợi cơ của thịt bò, độ mịn kém thịt bò. Ngoài quan sát trên thịt cơ bắp, cần để ý trên cơ bắp của thịt bò thường có dính những mảng mỡ màu vàng, trên thịt trâu cơ bắp ít thấy có mỡ hoặc nếu có mỡ trâu thường có màu trắng.

Mẹo phân biệt thịt bò, thịt trâu, thịt lợn

Nếu đem xào, luộc, thịt bò thường có mùi, thịt trâu không có hoặc có nhưng không rõ lắm. Mặt khác, thịt trâu khi luộc, xào thấy miếng thịt co lại, dai hơn, độ săn chắc hơn hẳn thịt bò và ngọt hơn thịt bò. Vì thế, trong kinh nghiệm dân gian, người ta hay nói rằng "trâu co, bò nở" là vì thế.

Ngoài ra, hiện nay cũng có tình trạng trộn lẫn thịt lợn và thịt bò, thường là thịt lợn già (vì thịt già sẽ đỏ hơn thịt lợn tơ). Do đó, nhìn thoáng qua, nhiều người dễ bị lầm. Thông thường, thịt lợn dù có đỏ cũng không thể sánh với thịt bò.

Thớ thịt bò dài nhưng bé, còn thịt lợn thớ to và ngắn hơn.

Mẹo phân biệt thịt bò, thịt trâu, thịt lợn

Về màu sắc, thịt bò thật đỏ au, thịt lợn có màu hồng nhạt hơn, phần mỡ thịt bò có màu vàng nhạt, còn mỡ thịt lợn có màu trắng. Nếu dùng ngón tay ấn vào miếng thịt, nếu là thịt lợn, cảm giác hơi mềm, còn ấn vào thịt bò sẽ thấy thịt rất mềm, cảm giác như thịt dính theo tay.

Thịt bò cũng “nặng mùi” hơn thịt lợn, nếu sờ tay vào rồi ngửi sẽ cảm thấy mùi tanh. Do đó nếu nghi ngờ có thịt lợn trộn lẫn, bạn nên ấn tay vào miếng thịt, lật qua lật lại xem xét kỹ rồi ngửi thử. Cách tốt nhất là không chọn miếng thịt không tươi màu, hơi tái và nhợt nhạt.

Ngoài ra, thịt bò được làm từ thịt lợn thường phải nhuộm bằng phẩm màu cho có màu đỏ thẫm nên nếu chị em miết tay vào miếng thịt mà thấy có màu đỏ “lạ” ở tay thì chắc chắn thịt đã bị nhuộm hóa chất. Để mua được thịt bò ngon, nên chọn miếng thịt có màu đỏ đặc trưng, độ đàn hồi tốt, bề mặt thịt mịn, khô chứ không nên chọn miếng thịt không tươi màu, hơi tái và nhợt nhạt.

Theo một người bán thịt lợn cho biết thì thịt bò “giả” thường bị nhuộm bằng phẩm màu “hoa hiên” và chất phụ gia maltol - một chất tạo màu có trong danh mục chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng đối với một số loại thực phẩm để “lấy màu” cho thịt.

Nhận diện thịt trâu giả thịt bò

Thịt bò và thịt trâu đều đỏ, phân biệt bằng cách quan sát kỹ: Thịt trâu có màu sẫm đen và mỡ trắng trong khi mỡ thịt bò vàng.

Đôi khi trong một sạp thịt bò, người bán sẽ trộn lẫn thịt bò và thịt trâu vì hai loại thịt này đều là thịt đỏ, không để ý sẽ khó phân biệt. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy thịt trâu có màu sẫm đen, mỡ thịt trâu trắng trong khi mỡ thịt bò vàng. Hơn nữa, thớ thịt trâu rất to, thô hơn nhiều so với thịt bò.

Ngoài ra, hiện nay cũng có tình trạng trộn lẫn thịt lợn và thịt bò, thường là thịt lợn già (vì thịt già sẽ đỏ hơn thịt lợn tơ). Do đó, nhìn thoáng qua, nhiều người dễ bị lầm. Thông thường, thịt lợn dù có đỏ cũng không thể sánh với thịt bò.

Thịt bò nặng mùi, chỉ cần sờ tay vào, đưa lên ngửi sẽ cảm thấy mùi tanh. Do đó nếu nghi ngờ có thịt lợn trộn lẫn, bạn nên ấn tay vào miếng thịt, lật qua lật lại xem xét kỹ rồi ngửi thử. Cách tốt nhất là không chọn miếng thịt không tươi màu, hơi tái và nhợt nhạt.



Bí quyết để thịt bò mềm

Sau khi ướp gia vị xong, hãy cho từ 2 đến 3 muỗng cà phê dầu ăn vào và ướp trong khoảng 20-30 phút. Khi xào, để lửa thật to, xào thật nhanh, vừa chín là nhắc xuống ngay.

Với các món bò nướng hay bò hầm, khi ướp nên cho vào bò ít nước thơm (khóm, dứa), để trong 5-10 phút thịt sẽ mềm và ngon. Ngoài ra, trong quá trình nấu bò, có thể cho vào ít bia, bò sẽ thơm, mềm, đậm đà hơn bình thường.

Cách khử mùi hôi của thịt bò

Với nhiều người, thịt bò có vị gây và khó ăn hơn thịt lợn rất nhiều. Do đó, nếu không tìm cách loại bỏ hết mùi gây, họ sẽ cảm thấy rất khó ăn.

Cách xử lý là hãy cho bò vào nồi nước lạnh (nước ngập miếng thịt) rồi đặt lên bếp đun nóng lên (chứ không sôi). Lúc này, bề mặt thịt sẽ nóng và ngưng kết lại, làm cho mùi gây trong miếng thịt giảm đi. Cách làm này chỉ nên dành cho món bò nấu, hầm, thái miếng lớn.

Cách ninh mềm thịt bò già

- Thịt bò già thường rất dai và ninh rất lâu nhừ. Để giúp thịt mềm trở lại, trước hết xoa lên thịt một lớp mù tạt, để trong vòng 6-8 giờ, sau đó rửa sạch thịt rồi cho vào ninh.


Thịt bò là một thực phẩm quan trọng trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Ảnh: 
Khánh Hòa.

- Trong khi ninh nên cho thêm ít rượu trắng hoặc giấm. 1 kg thịt bò cho 2, 3 thìa rượu hoặc 1 thìa giấm. Với cách làm này, thịt sẽ mềm, non trở lại và nhanh nhừ hơn.

- Bạn cũng có thể lấy một miếng vải sạch gói một ít trà, cột chặt gói trà lại, bỏ vào nồi hầm thịt bò. Ướp thịt bò đã thái với bột hạt cải trước một đem, ngày hôm sau rửa sạch bằng nước lã, cho vào nồi hầm.
Phương pháp xào thịt bò mềm

- Muốn cho thịt bò mềm khi xào, sau khi ướp gia vị thịt xong, cho 2-3 thìa dầu ăn vào trộn đều ướp cùng, để khoảng 20 đến 30 phút. Sau khi ướp xong, xào nhanh thịt trên lửa lớn, khi xào xong cho thịt ra khỏi chảo ngay.

- Đối với thịt bò dai, trước khi xào nên ngâm vào nước có pha một ít chất natri cacbonat (NANCO3) vài phút, sau đó vớt ra để ráo rồi xào, thịt sẽ trở lên mềm và ngon hơn.
Nên dùng nước sôi để ninh, nấu thịt bò

- Khi ninh, nấu thịt bò, ta nên đun nước sôi hẳn rồi mới cho thịt vào. Như vậy không những giữ được thành phần dinh dưỡng có trong thịt mà còn làm cho mùi vị của thịt được thơm ngon hơn.

 

 

HUYẾT BÒ XÀO HẸ

Lá hẹ không chỉ  là vị thuốc quý lưu truyền trong dân gian, điều trị các bệnh ho, biếng ăn cho trẻ; suy nhược, mất ngủ đối với người lớn; mà còn được dùng như một thứ gia vị kết hợp với các  nguồn thực phẩm khác chế biến ra nhiều món ngon.
Các món phổ biến từ xưa đến giờ vẫn là: Cá nướng lá hẹ, chả giò hẹ, canh hẹ đậu phụ trắng… Đặc biệt với món huyết bò xào lá hẹ lạ miệng, rất bắt cơm nhờ có vị ngọt của huyết cùng vị cay, mùi thơm nồng của các loại gia vị và lá hẹ.

Chế biến huyết bò xào hẹ cũng đơn giản. Huyết bò chọn loại mới mổ, lát huyết mới luộc xong còn nóng hổi, đem về trụng sơ qua nước sôi, để nguội cắt miếng vuông vừa ăn. Hẹ tươi có vòng đời ngắn, nên chọn loại hẹ lá xanh đậm, không úa. Hẹ mới hái vào nhặt bỏ rác, rửa sạch, để ráo sau đó cắt thành từng đoạn nhỏ vừa ăn.

Đặt chảo lên bếp, chảo nóng, khử dầu chín, thêm chút hành cho thơm. Cho huyết  vào xào, nêm gia vị (ớt, tỏi, đường, chút nước mắm). Khi huyết đã thật ngấm gia vị liền cho lá hẹ vào, xào đều tay, để lửa vừa. Lá hẹ chín tới thì nêm nếm lại, rắc tiêu, tắt bếp. Lưu ý, lá hẹ không nên xào quá chín sẽ mất đi vị ngọt và cọng hẹ sẽ bị dai.

Một đĩa huyết bò xào lá hẹ nóng hổi, bắt mắt với màu xanh non của lá hẹ, màu đen đậm mát lành của huyết bò, một chút điểm xuyết màu đỏ của ớt. Vậy là cầm đũa gắp thử, ngay từ miếng nếm đầu tiên đã thực sự quyến rũ người ăn với nhiều cảm giác thú vị. Món ăn này còn là phương thuốc dân gian, giúp chữa bệnh ho hen, giải độc hay tăng thêm sức đề kháng chống cảm trong những ngày nắng nóng.

 

Cách làm thịt bò khô đơn giản, ngon hơn chợ gấp 10 lần

Nguyên liệu làm thịt bò khô

Bắp bò: 1 kg

Nước mắm: 2 thìa

Ngũ vị hương: 1 gói

Đường: 1 thìa

Mật ong: 1 thìa

Tỏi: 3 củ

Sả: 4 củ

Gừng: 2 củ

Ớt bột,dầu hào

Cách làm thịt bò khô

Bước 1: Thịt bò rửa sạch, dùng dao thái thành lát mỏng dọc thớ. Cho bò vào bát, ướp cùng nước mắm, ngũ vị hương, đường, dầu hào, gừng băm, tỏi băm, sả băm, ớt bột và mật ong. Để thịt ngấm gia vị trong 8-12 tiếng.

 

Bước 2: Sau khi thịt đã ngấm gia vị, bạn cho thịt vào nồi xào, chú ý không cho thêm nước vì bò sẽ tự tiết ra nước khi đun. Sau 20 – 30 phút, bò vừa cạn nước, bạn thêm vào nồi 1 vài thìa nước và tiếp tục đun thêm. Lúc này, bạn có thể nếm lại gia vị cho món thịt đậm đà hơn.

 

Bước 3: Khi thịt đã cạn nước lần 2, bạn đặt thịt vào đĩa, để vào lò vi sóng và sấy , bật lò vi sóng khoảng 2 – 3 phút rồi kiểm tra 1 lần, đến khi thịt săn lại là được. Nếu không có lò vi sóng, bạn có thể rang thịt trong chảo cũng rất ngon.

Sau khi làm xong, bạn chỉ cần xé thịt ra bày ra đĩa để ăn

------------------------ 

 

Địa chỉ cá nhân
 
Phạm Hoành
Hamburg, Germany
phamhoanh2@yahoo.de
LỊCH ÂM
 
 
Diese Webseite wurde kostenlos mit Homepage-Baukasten.de erstellt. Willst du auch eine eigene Webseite?
Gratis anmelden