So sánh động vật ăn thịt, ăn cỏ và người
Những nghiên cứu chứng minh là trên phương diện giải phẫu học và sinh lý học, con người khác với động vật ăn thịt. Thí dụ dạ dày người và động vật ăn cỏ thì dài và chứa ít muối acid và pepsin còn động vật ăn thịt thì bao tử hình cái túi và chứa 10 lần muối acid cho phép tiêu hóa xương và cơ thịt súc vật. Ruột của người và loài ăn cỏ thì rất dài và có diện tích rất lớn trong lúc ruột loài ăn thịt thì ngắn và láng để cho thịt thối rữa thoát ra ngoài nhanh chóng. Ngoài ra trong khi hấp thụ thịt, những độc tố trong quá trình thối rữa, sẽ có nguy cơ làm hại thận và gây ra chứng bệnh thống phong (goutte), bệnh viêm khớp (arthrite), thấp khớp (rhumatise) hay ung thư (cancer). Nhà nghiên cứu người Thụy Ðiển Karl von Linne nói về chủ đề này
1) Khác biệt giữa động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt Cấu trúc của bên ngoài và bên trong
|
ĂN THỊT
|
ĂN CỎ
|
NGƯỜI
|
Có vuốt nhọn
|
Không có vuốt nhọn
|
Không có vuốt nhọn
|
|
|
|
Ðổ mồ hôi bằng lưỡi
|
Ðổ mồ hôi bằng da
|
Ðổ mồ hôi bằng da
|
|
|
|
Không có lỗ chân lông
|
Hàng triệu lỗ chân lông
|
Hàng triệu lỗ chân lông
|
|
|
|
Răng nanh bén và nhọn để xé thịt.
Răng hàm nhọn
|
Răng bằng phẳng và răng hàm dẹp để nhai kỹ thức ăn
|
Răng bằng phẳng và răng hàm dẹp để nhai kỹ thức ăn
|
|
|
|
Tuyến nước bọt nhỏ không ích lợi
|
Tuyến nước bọt rất phát triển để tiêu hóa trước hột và trái cây
|
Tuyến nước bọt rất phát triển để tiêu hóa trước hột và trái cây
|
|
|
|
Nước miếng có tính acid không có ptyalin cho sự tiêu hóa trước (prédigestion)
|
Nước miếng có tính kiềm với số lượng lớn ptyalin
|
Nước miếng có tính kiềm với số lượng lớn ptyalin
|
|
|
|
Số lượng lới muối acid trong bao tử để tiêu hoá xương và thịt
|
Muối acid trong bao tử chứa 10 lần ít hơn nơi động vật ăn thịt
|
Muối acid trong bao tử chứa 10 lần ít hơn nơi động vật ăn thịt
|
|
|
|
Ruột chỉ dài hơn chiều dài cơ thể gấp 3 lần để thải nhanh chóng chất thịt đang thối rữa
|
Ruột dài hơn chiều dài cơ thể gấp 6 lần. Trái cây và rau cỏ phân rã chậm hơn thịt
|
Ruột dài hơn chiều dài cơ thể gấp 6 lần. Trái cây và rau cỏ phân rã chậm hơn thịt
|
|
|
|
Xương hàm chỉ mở theo chiều dọc để cắn hay xé
|
Xương hàm mở chiều dọc lẫn chiều ngang để nghiền thức ăn
|
Xương hàm mở chiều dọc lẫn chiều ngang để nghiền thức ăn
|
|
|
Bảng so sánh giũa động vật ăn thịt, ăn cỏ và người: |
|
Hàm răng và quai hàm của khủng long ăn cỏ và khủng long ăn thịt
|
2) Thiên nhiên đã chỉ định cho chúng ta ăn gì?
Những cuộc nghiên cứu gần đây của các khoa học gia đã chứng minh rằng trên phương diện sinh lý, con người khác với vật ăn thịt. Thí dụ ăn rau đậu giúp ích cho cơ thể của con người, làm cho có thêm sức khỏe và sống lâu hơn. Các cuộc thí nghiệm dựa vào hai yếu tố: cấu trúc của cơ thể con người theo giải phẫu học và thứ hai và tiến trình tiêu hóa của rau và thịt trong cơ thể của con người
a) Bàn tay và răng của loài người.
Răng của loài người được cấu tạo môt cách đặc biệt giống như răng của các loài động vật ăn thảo mộc, dùng để nghiền và nhai nát các thức ăn. Loài người và loài động vật ăn thảo mộc không có răng cửa và răng nanh bén nhọn và đủ sức mạnh như loài động vật ăn thịt, nhưng có răng hàm và xương quai hàm để nhai theo cử động chiều ngang và qua lại.
Ðộng vật ăn thịt có răng nanh rất bén nhưng không có răng hàm và xương quai hàm. Do đó khi ăn thịt, chúng chỉ xé và nuốt trọng luôn chớ không nhai.
Bàn tay của loài người không có móng vuốt sắc bén nên chỉ dùng để hái trái, trong khi loài động vật ăn thịt có móng vuốt rất bén và rất mạnh để vồ mồi và xé thịt.
b) Sự tiêu hó
Trong bao tử của loài động vật ăn thịt, dịch tiêu hóa chứa đến 10 lần lượng acid clohydric nhiều hơn ở trong bao tử của loài động vật ăn rau quả và loài người. Sự khác biệt chủ yếu trong bộ phận tiêu hóa của loài động vật ăn rau quả và loài người với loài động vật ăn thịt là đường ruột, nơi thức ăn được tiêu hóa để biến thành dưỡng chất rồi được hấp thụ vào máu. Sau khi màng ruột đã tinh lọc lấy chất dinh dưỡng rồi, chất cặn bã còn lại sẽ tích lũy lâu trong cơ thể và sẽ sinh ra nhiều độc tố, nguyên nhân và mầm móng gây ra các bệnh tật nguy hiểm. Để giúp loài thú có thói quen ăn thịt ít bị các chứng bịnh hiểm nghèo, đường tiêu hóa của chúng chỉ dài gấp 3 lần chiều dài của cơ thể. Trong khi đó đường tiêu hóa của loài người và loài động vật ăn rau quả thì dài gấp 6 lần chiều dài của thân thể. Vì thế chất cặn bã ở trong ruột của loài thú ăn thịt sẽ được bài tiết ra ngoài nhanh chóng hơn, khỏi bị nhiễm trùng vi sự thối rã của thức ăn. Trong khi đó chúng sẽ ở lại trong ruột của loài người và loài động vật ăn cây cỏ lâu hơn, sanh ra độc tố nhiều hơn. |
Tại sao khi ăn chay không được ăn ngũ vị tân?
Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền hay còn gọi là Phật giáo Phát triển, thì người Phật tử khi ăn chay nên kiêng cử ngũ vị tân. Ngũ vị tân là năm món gia vị có mùi cay nồng gồm: Hành (cách thông) hẹ (từ thông), tỏi (đại toán), kiệu (lan thông) và hưng cừ, tên khoa học là Allium fistulosum, là loại gia vị có hình dáng và mùi vị tương tự củ nén không có ở Trung Quốc và Việt Nam
Lý do tại sao người Phật tử không nên ăn những thứ nầy, bởi vì đặc tính của những thứ nầy nó chứa nhiều tố chất kích thích và mùi vị cay nồng, nếu ăn nhiều thì thân thể có mùi hôi, nóng nảy và bị kích dục. Do đó, mà trong Kinh Lăng Nghiêm, quyển 8, Phật dạy: “Các chúng sinh cầu Thiền định (Samadhi) không nên ăn năm món cay nồng của thế gian. Vì năm món cay nồng đó nếu ăn chín thì phát dâm, ăn sống thì sinh nóng giận.
Người nào ăn năm món cay nồng ấy thì dẫu có tài giảng thuyết mười hai bộ kinh, chư Thiên mười phương đều chê bai hôi thúi và xa lánh. Ma quỷ nhìn người ăn mấy món đó liền kéo đến liếm môi, liếm mép họ, vì thế nên thường ở chung với ma quỷ. Phước đức của người ăn ngũ tân mỗi ngày một tiêu dần. Bồ tát và thiện thần trong mười phương không đến ủng hộ người ấy”. Vì thế, Kinh Phạm Võng, quyển hạ, Phật dạy: “Là Phật tử thì không được ăn ngũ vị tân, nếu ai cố ý ăn thì phạm khinh cấu tội”.
Tuy nhiên, theo khoa y học cho biết, ngũ vị tân có chứa nhiều hoạt chất làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, được dùng để phòng và trị bệnh. Những nghiên cứu mới nhất của tổ chức sức khỏe thế giới ( WHO) về tỏi và hành có khả năng chữa các thứ bệnh cảm cúm, tim mạch và ung thư v.v… Do vậy, nên vì mục đích ngăn ngừa hay chữa trị bệnh, thì ở một chừng mực nào đó, người Phật tử ăn chay cũng có thể dùng được.
|