Nguyên quê - Làng Roãn Đông
NGUYÊN QUÊ
NGƯƠI LÀNG ROÃN ĐÔNG
Tôi đang định viết về các cụ Cố quê làng Hành Thiện,để mở ra chia xẻ cho con cháu,anh chị em trong giá đình nhớ và các bạn bè cùng quê làng Hành Thiện hiểu. Nhưng quá dài,Nhiều người ngày tết đi làm,nay mùng một Tết, tôi ngồi nhà viết ôn nhớ lại một làng,một xóm của nhà tôi mà tôi cũng được coi đó là nguyên quê: Làng Roãn Đông. Làng Roãn Đông trước năm 1945 thuộc Phủ Đông Thành,huyện Tiền Hải Tỉnh Thái Bình. Khi cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945,Roãn Đông thuộc xã Văn Tố. Có Tây Khu và Đông Khu (Đông khu có dân số và nhà giầu nhiều hơn) Tháng 8.1948,xã Văn Tố được chia thành hai xã mới:Văn Tố và Đông Hưng (gồm các xã Nam Thịnh, Nam Hưng và Nam Phú ngày nay).Roãn Đông thời đó có khoảng 300 xuất đinh,có thời kỳ đông nhất 6-700 nhân khẩu. Tháng 8. 1949 bố mẹ tôi từ làng Hành Thiện xuống ở với bà nội tôi,thì làng Roãn Đông thuộc xã Đông Hưng. Ngày 14.10.1955, xã Đông Hưng được chia tách thành hai xã là Nam Hưng và Nam Thịnh,làng Roãn Đông thuộc xã Nam Hưng.
Ngày 13.12.1986 theo Quyết định số 169 của Hội đồng Bộ trưởng, Nam Hưng được tách ra thành hai xã Nam Hưng và Nam Phú.Thì làng Roãn Đông thuộc xã Nam Hưng,có hai đội sx là đội 7 (Đông Khu) và đội 8 (Tây Khu).
Roãn Đông trước đây là một làng ven biển,phía bắc giáp giáp làng Thiện Thành,phía tây nam là sông Hồng, bên kia là huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định; phía đông nam là sông Khổng.Phỉa tây bắc giáp xã Nam Trung và Nam Hồng,
Trước kia, cửa Lân là cửa chính của sông Hồng, còn Ba Lạt chỉ là một cửa nhỏ. Nhân dân gọi là “Đại hải Lân môn, tiểu giang Ba Lạt”. Làng Roãn Đông ở cạnh cửa Ba Lạt.
Vào cuối thế kỷ XVIII, một số cư dân các làng cựu miền Xuân Trung, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định đã dùng thuyền xuôi theo dòng nước đến nơi đây làm nghề chài lưới,đắp vùng nuôi tôm,cấy cói...Nhưng vào năm 1902 có một trận rồng cuốn và sóng thần,dân trà Trung ở vùng này hầu như chết hết,không còn một ai. Cũng vào năm 1902 triều đình cho đắp lại đê,chiêu dân thêm từ Đông Quách,Xuân Trường,thưởng bán ruộng đất cho các công thần,nhà giầu ở Kiến Xuong và Xuân Trường.Do vậy làng Roãn Đông,chủ yếu là người Nam Định và người Kiến Xương.Có nhiều dòng họ về đây từ rất sớm, song đến sớm nhất và đông nhất là các họ: Trần, Phan, Phạm, Nguyễn, Bùi, Mai,Ngô,Lã,Tô...quê gốc từ Trà Lũ ,phủ Xuân Trường và Trà Giang,phủ Kiến Xương.
Năm 1923 cải cách ruộng đất,làng Roãn Đông được quay đê to và chắc chắn hơn,người Hành Thiện xuống Tổng Đông Thành mua ruộng,chiêu dân từ Hành Thiện và các làng lân cận xuống khai hoang Roãn Đông,Thiện Thành và Thiện Tường. thì dân làng Hành Thiện xuống đông hơn chiếm đa số dân trong làng.
Năm 1928 các làng được đặt lại tên và triều đinh cho ra hương ước các làng xã,Người Hanh Thiện xuống làm xã trưởng.
- Người đầu tiên là Cụ Đặng Vũ Kiểm: Người làng thượng gọi cụ là cụ Xã Xuân vì cụ có một tên nữa là Xuân và cụ có hàm xã trưởng. Cụ sinh năm 1836, đậu nhị trường, mất năm 1895. Cụ xuống mua ruộng và lập ra hai xã Thiện Thành (xóm 4 Nam Hưng hiện nay) và Thiện Tường (thuộc đất xã Nam Thịnh hiện nay). Hai làng này là một khu đất bồi rộng độ 500 mẫu ta. Cụ Đặng Vũ Kiểm mộ dân khẩn hoang, đắp đê để ngăn nước mặn. Đất mới càng ngày càng đông người đến lập nghiệp và được đặt tên là làng Thiện Thành. Sau làng này được tách ra làm hai là làng Thiện Thành và Thiện Tường. Khi cụ mất, dân làng Thiện Thành thờ cụ làm Thành Hoàng và cụ được vua Thành Thái phong làm “Thiện thành xã phúc thần”. Bà cụ Xã Xuân (vợ cụ Đặng Vũ Kiểm) là em gái của kị ngoại tôi,Ông ngoại tôi gọi là cô họ và là em bố cụ Đội Phátt (cụ Đội Phát là bố nuôi của ông Soạn ở Trung Thành).Vì thế sau này tôi chứng kiên ông Tích cứ hay xuống nhà và gọi bố mẹ tôi là anh chị.
- Cụ Nguyễn Duy Hiếu : Cụ sinh năm 1868 đậu cử nhân năm 1897. Cụ làm quan tri huyện tòng sự tại tòa án Bắc Giang. Cụ về hưu trí năm 1928. Cụ được thân phụ cụ là cụ huyện Nguyễn Ngọc Quỳnh là một đại điền chủ chia cho cụ gần 60 mẫu ta ruộng tại làng Roãn Đông huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. Cụ có công ơn lớn với dân làng Roãn Đông nên khi cụ tạ thế vào năm 1940 dân làng Roãn Đông thờ cụ làm Thành Hoàng
- Cụ Tổng Ấm.Tết năm 1945 từ lý trưởng cụ được phong là Chánh Tổng,cụ giết trâu mổ bò mời khách Hành Thiện xuống và các làng lân cận ăn cố 7 ngày 7 đêm.Ông nội tôi được giao phó ban sản xuất cỗ.Sau 7 ngày chỉ đạo làm mấy trăm mâm cỗ do mẹt và ăn thịt trâu nhiều vào về ốm sau 49 ngày thì mất,bà tôi cứ kể mãi chuyện này.Khi Cải Cách,đội về,con trai của cụ Tông Ấm là ông Vi ). Nhà cụ Tổng Âm được chia cho dân nghèo,cô chú Chuyên em bố tôi,anh Thủ là con giai chị gái bố tôi thuộc diện bần cố nông,được chia một nửa gia tài củ cụ ( nhưng sau bán đi không ở).Sau này tôi vào học và mua rượu nhà bà Thiều đi qua thấy có nhà ông Tảo (Tảo cao,đẻ ra cô Tuyển ( là cô giáo). Ông Nam và mấy nhà nữa ở.Con cháu cụ Tổng Ấm giờ không biết còn ai?Tôi chỉ biêt ông Vi con trai duy nhất của cụ chạy vào Miền nam trước năm Cải Cách 1954.
- Cụ Quản Ngung. Cụ sinh ra các ông Năng,Nha,Khoan và bà Canh.Bà cụ Quảng Ngung họ Phạm,bố tôi goi là bà cô họ.
- Cụ Lã Khánh,đẻ ra cụ Phó Độ,Cụ Kiền,cụ bà Tống.Cụ Tống kết duyên với anh trai ông nội tôi là cụ Phạm Viết Hoàn ,các cụ đưa nhau sang Kiên Hành,Giao Long sống. Cụ Khánh bị mất bên Định Hải,khi sang đó gặt gặp bão.Sau bà cụ Khánh đi lấy cụ Đồ Hoan.
- Cụ Phó Độ cũng môt thời tiếng tăm ở làng.Tôi không biết măt cụ ông nhưng biết cụ bà.Hồi tôi còn nhỏ mẹ tôi dẫn vào nhà cậu Kỷ may bộ quàn áo., cạu gặp mẹ tôii rất vui vẻ và vồn vã.Giữ mẹ con tôi ở lại ăn cơ,.Cậy nghỉ may đi giết gà,ăn cơm với gà rang,lòng gà nấu miến và rau rút xào.Bà cụ Phó cứ vòn vã kể lại các cụ Hành Thiện với mẹ tôi,mẹ tôi gọi cụ là cô.Ăn cơm có cô Bính,còn cô Giáp đã đi lấy chồng.
- Cụ Phó Hội (họ Trần),sinh ra cụ Bạ Uý,cụ bà Hiển,cụ bà Phó Túc,cụ bà Phó Độ.Cụ Uý sinh ra ông Thái. Chú Chuyên lấy cô Rậu của tôi là con nuôi cụ Bạ Uý.Sau này giỗ bố của chú,hay mời bà cụ bà Uý ra ăn cỗ ( không thấy vợ chồng ông Thái ra ).
- Cụ Lý Viện,bố cụ Toàn (cụ bà Đồ Hoan Hai là em cụ Viện ). cụ Toàn sinh ra ông Tuy ,cô Dung ( cô Dung lấy chồng trong xã Nam Chính,nhà cứ thẳng đường chợ Quán đi vào.Hay đi bán rượu,chè,thuốc. Hay ra nhà tôi nghỉ trưa và ăn cơm.Thấy bảo có họ với bố tôi,tôi gọi là cô,nhưng tôi cũng không biết vai vế thế nào?).
- Anh em cụ phó Túc, cụ Lương.Vợ cụ Phó Túc là em gái cụ Ba Uý,nên các cụ cũng mua chức Phó, là phó Túc.
- Cụ Chánh Thái ...
- Giài Ông Hồ,ông Tuý,ông Hiến... họ Mai.Dòng họ này có ông Hồ ngày xưa làm chủ tịch mặt trận Việt Minhnăm 46 ,tập hợp các thanh niên bần nông sau cách mạng tháng 8,nhưng khi kháng chiến năm 1952-1953 không thấy nổi đình đám như hội du kích,hội chống tề.Tuy nhiên ông Hồ cũng có tiếng,trong xã nhiều người biết đến.Khi ông Mai Hồ làm chủ tịch thì ông Trần Minh Vấn làm về Thanh Niên,đệ tử của ông Hồ nên sau này ông Vấn làm bí thư và chủ tịch xã các con cháu của ông Hồ họ Mai cũng được nâng đỡ.Ông Hồ sau này chuyển ra Hợp Phố ở,cái thổ để lại cho con trai ở cạnh nhà ông Tuý. Anh con trai tên là Mai Chí Minh giờ không biết sống ở đâu?
- Ông bà Liêm (bố của ông Thứ, bạn của tôi ) ông bà Liêm con cụ Nhất Khang và cụ Cả Hạp,hai cụ cũng có tiếng tăm ở làng Hành Thiện.
- Cụ Phó Ngạn,bố ông Hởi,ông Sơn ( ông Sơn là bố ông Phát,giầu nhất làng), ông Cương và bà Liêm ( bà Liêm ngoài Hưng Hải, lấy con gai của ông Biểu Ngữ ). Cụ phó Ngạn ngày xưa chăn vịt,nhà giầu có, hay cho vay thóc lãi.Vay tháng đói 1 thùng,đến mùa cụ chỉ lấy có thùng rưỡi.Có một năm nhà cụ bị một đoàn cướp từ Nam Định sang cướp,đoàn cướp chạy về qua nhà tôi có đuốc sáng như một đoàn kỵ binh.Ông Sơn là giáo viên hay dậy lớp 4.Năm tôi học dậy được vài tuần thì nghỉ ốm giao lớp cho thầy Khanh,còn thầy Hữu dậy lớp tôi.
- Dài ông Hợp ,Ông Thắng,tôi học với cháu ông Thắng,ban Thọ con ông Cừ.Cụ Thắng làm ở tổ trồng cây,hay ghi chép sổ bán dưa của tổ các cụ ( hình như là tổ phó).Sau này cụ Hoạt vào thì chuyển giao cho cụ Hoạt.Cụ Thắng có tật hay nói ... khác tí. Hôm đi cùng tôi ở đò ông già,chào ông,ông đã nói ngay ông sang Nam Định họp với UB huyện giao Thuỷ.Bảo : ông sang mua cây hay giống dưa ngon về trồng à? Ông bảo không,chỉ họp rồi đánh chén.Cánh thanh niên tầm tuổi tôi ở làng Đông Khu ( Như bạn Tiếu,ban Ngô Quang) hay có câu chửi nhau: P. như ông Thắng.Quả thật Ngô Quang cũng hay nói tém.
- Ông Thiều (bố ông Dũng,thông gia với cô Chuyên của tôi),Ông Thiều mất sớm,bà Thiều sau này nấu rượu bán,thời còn nhỏ bố tôi mỗi lần có khách,hay sai anh em tôi vào mua rượu chịu của bà.
- ông Rục v v...
Năm 1989 tôi từ Tiệp Khác về phép,người Hành Thiện ở Nam Hung có tổ chức gặp mặt đồng Hương và lập hội người Hành Thiện .Ông Nha ra nhà tôi,cung có ý mời cả tôi dụ tham gia,nhưng không có thời gian nên không tham gia được. Tôi nhớ không nhầm thì ngày đó bầu ông Vi là hội trưởng.
Xóm Tây khu nhỏ hơn,nghèo hơn nhưng thương yêu đùm bọc nhau hơn.Trung tâm xóm ở chỗ đền Tây Khu,phía bên trong nhà tôi.Khu trung tâm này giờ đã cắt vào xã Nam Hồng. - Cụ Đồ Hoan từ gốc bên Giao Hương sang Roãn Đông dậy học. Cụ sinh hạ được cụ Liệu,cụ Nhỡ.Sau khi cụ bà mất,kết duyên với cụ bà Khánh sinh hạ thêm cụ Vĩnh và bà cụ Rật.Nhà ở cạnh vụng cống Roãn Đông,Khi cụ Đồ Hoan mất cụ Phó Độ đứng lên bán ngôi nhà của cụ Đồ Hoan cho cụ Giáo Môn,cụ Giáo Môn giao căn nhà này cho ông bà Nội tôi trong coi nhà và 20 mẫu ruộng mua ở làng Roãn Đông. - Cụ giáo Môn,cụ giáo Môn là con cụ Chánh Thành,cụ Chánh Thành là em trai cụ nội của tôi.Ngày còn bé cụ Phạm Viết Thành (tức Giác) đi ở cho bà cô họ Phạm lấy cụ hộ Đặng Huy ở làng Hành Thiện.Khi bố mẹ mất cụ cũng được ra là Chắnh Tổng nên cũng có thân thế và có ngôi nhà tại xóm 4 làng Hành Thiện.Nên sau này cụ Giáo Môn (tức cụ Đạng Huy Lâm ) là giáo học ở Sặt-Hải Dương. Cụ có 20 mẫu ruộng tư điền nên cụ cũng có rất nhiều tiếng tăm ở làng Roãn Đông và các nơi.Cụ nuôi và nhận bố tôi là con nuôi để chăm sóc mẹ là bà cụ Chánh Thành.Sau này lấy danh nghiã là bố nuôi để đi hỏi vợ cho bố tôi,cưới mẹ tôi về nhà cụ ở song 4 làng Hành Thiện.Năm 1949 bố mẹ tôi tản cư xuống Roãn Đông cụ Giáo Môn có gửi 2 lá thư tay cho ông lý Tích và cụ Tổng Ấm giới thiệu là con của cụ.Nhận lá thư cậu Tích cho người xuống mời mẹ tôi nên ăn cơm và nhận họ (mẹ tôi gọi bà cụ Xã Xuân là bà dì họ). - Cụ Phạm Viết Miện (1894-1945),ông nội tôi.Vào năm 1942-1943 ông tôi đang ở Hải Phòng,mật thám pháp đàn áp đảng cộng sản một các giã man,nhiều ông chết,ông vao thù và chậy toán loại đi các nơi. Ông Giao mộn từ Hải Dương về Hành Thiện là căn cước mới cho ông tôi,Đút tiền cho cai ngục để đưa ông bà tôi về Hành Thiền rồi xuống Roãn Đông.Đáng Tiếc ông tôi đã mất vào ngày 17.02.1945.Tháng 8.1949,giặc Pháp đổ bộ lên Hành Thiện.Chúng lùng soát và tra tấn giã man nhũng người tham gia du kích.Bố mẹ tôi gồng gánh đồ và bế anh trai cả của tôi là anh Phạm Tuấn Hanh xuống làng Roãn Đông ở với bà nôi và 2 cô.Năm 1950 bố tôi là thôn đội trưởng của Roãn Đông và Thiện Thành.Cuối năm 1951 là xã đội phó du kích xã Đông Hưng và năm 1953 là xã đôi trưởng. - Cụ Xã Điền,không biết cụ có phải xã trưởng không,nhưng tôi được biết cụ là người rất khoẻ và chuyên coi đồng ruộng cho cụ Giao Môn và một số nhà .Chuyện kể vợ cụ mất khi cụ ngoài 70 tuổi ,cụ lấy thêm vợ trẻ mà vẫn ra thêm 3 cô con gái xinh đẹp ,cô cả là bà Lan (Châu),còn 2 cô em đi thuỷ lợi tôi vẫn còn nhớ mặt nhưng quên tên.Cũng vì cụ coi đồng cho cụ Giáo Môn nên bố tôi chơi thân như anh em với các con cụ Xã Điền:Ông Tương,ông Hành. Ông Hành đẻ ra anh Cương (Éch),nên ra Trung Thành bố tôi làm đội trưởng cũng mời luôn anh Cương làm nhiệm vụ coi đồng áng cho đội Trung Thành. - Cụ Đồng,cụ Đồng đẻ ra ông Viên và ông Ất.Tôi không biết ông nào là anh,ông nào là em? Bởi ông Viên cũng bảo bằng tuổi bố tôi,hai ông mày tao với nhau. Nhưng ông Ất là sinh năm Ất Sửu 1925 thì cũng bằng tuổi bổ tôi (không lẽ anh em sinh đôi ?). - Cụ Kháng Rương họ Phạm đẻ ra anh em ông Thụ,ông Huấn,ông Lễ,ông Chi.Cụ Thụ ở gần và cùng xóm với nhà tôi.Bố tôi là bạn của cụ và các anh con cụ Thụ là Thường,Thưởng, Ngàn... cũng là bạn dắt nhau đi học của các anh cả và chi hai của tôi. - Cụ Mô đẻ ra ông Phô,bà Chi,ông Phố,ông Tế và bà Hoà. - Còn dài cụ bố các ông:Hạnh,Xiếc cũng ở khu xóm đền.
Hàng xóm chân đê tây Khu,với tình nghĩa giữ trọn hơn 70 năm. Một xóm nhỏ,năm ở chân đê thuộc Tây Khu của làng Roãn Đông.Nơi đó có căn nhà gỗ 5 gian,cột lim người ôm không hết cùng với 6 sào sân gạch kiên cố,có dậu hoa và xung quanh được bao phủ vườn tre gai kín mít (đúng là một căn cứ quân sự).Ngôi nhà đó là của cụ Đồ Hoan do cụ Phó Đô đứng tên bán cụ Giao Môn và ông bà tôi ở từ năm 1942.Đó là nhà ông Hiện bố tôi. Nhà tôi,phía trước là sông,bên chân đê là thổ cụ Gốc là bố của ông Tảo,ông Nhai (ông Nhai thông gia với ông Ngọ).Bên giáp chân đê còn có 1 cái thổ của bố ông Tường (ông Tường là bố anh Thuật bạn và cùng anh trai tôi đi công an Vũ trang, sau làm bí thư đảng ủy xã ) ở phía tây vụng cống. Ông Tố ở phía đông cạnh cái điếm canh.Bên tay phải,bên kia sông và ao là thổ của cụ bố ông Hứa (ông Hứa sau này cũng thông gia với ông Ngọ,bố tôi cũng thông gia với ông Ngọ).Bên tay trái là thổ cụ Chính (cụ Tô Chính,từ Cao Mại Kiến xuống),bố của ông Khuyên,ông Ngọ (bây giờ là thổ ông Phô,anh trai ông Phố).Đằng sau là thổ của cụ Quảng Ngung (người làng Hành Thiện) bố ông Năng,ông Nha,ông Khoan và bà Canh.Đi vào thổ này phải đi qua bờ ao nhà tôi,ven qua bờ ao dọc sông đi vào.Từ khi cụ Quản Ngung lên làm quản gia cho cụ Tổng Ấm (quản gia nên gọi là cụ quản Ngung) thì cụ Quảng Ngung ở trên Đông Khu cùng con giai là ông Bạ Nha (sau hoà bình lập lại cụ ông Bạ Nha vẫn làm chức cầm chìa khoá kho cho HTX Tân Trào.)Thổ sau nhà tôi chỉ còn bố con chú Năng ở.Bố tôi gọi vợ chồng cụ Quản Ngung là cô chú,vì bà Quản Ngung là cô họ của bố tôi.Sau này khoảng năm 1973 anh trai tôi phụ viện trơ về quê là thư ký đội,anh em tôi có vào nhà anh Tính con út cụ Năng cắt tóc ở làng Trung Thành. Gặp anh tôi,anh tính ôm lấy hôm bà kể chuyện thời thơ ấu,vừa cắt tóc vừa ôn chuyện xưa,vui lắm.Cắt tóc xong anh Tính mua rượu,giết gà,làm cơm đãi anh em tôi.
Quan hệ hàng xóm chân đê sau này. Phải nói là tình nghĩa hàng xóm sau 70 năm sau nhìn lại quan hệ,tình cảm ở khu vực xóm chân đê đó là rất tốt,bao che,bảo vệ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.Ngày ấy xóm tôi các ông đều tham gia cách mạng và du kích như ông Tường,ông Tư,ông Nhai...Những người con của các cụ xóm này thành đạt như ông Bùi Nhai,ông Ngọ,con cháu cụ Năng,cụ Tường...Nhà tôi giai đoạn 1950-1953 là cơ sở của đảng,là căn cứ văn phòng uỷ ban hành chính xã Đông Hưng ( Hưng-Phú Thịnh ngày nay ) lúc nào cũng tấp lập nhưng vững chắc,an toàn và bí mật.Không bị địch tấn công lần nào, không ai bị bắt,không ai bị hy sinh.Đặc biệt nhân dân,bọn bảo an,phản động (đến nay một số người vẫn còn sống) nhưng không ai biết đó là văn phòng uỷ ban kháng chiến của xã,là "điểm nằm" của bộ chỉ hy sư đoan trước khi được ông Liệu và bố tôi vươt sông Hồng bằng cây chuối sang Giao Thiện nhờ cụ Cai Tính mượn thuyền để đưa quân sang...Mẹ tôi vẫn nói câu: cũng may nhà mình có hàng xóm tốt,giúp đỡ nhà mình và không tiết lô.Nếu không có anh Thủ ( là con chị gái bố tôi, được nuôi trong nhà)tố và nói với đôi (cải cách),tố bố mẹ tôi nuôi dấu phản động,dưới nền nhà và ngoài vườn toàn hầm bem thì cả làng cũng không ai biết.Nên bố mẹ mày mới được sống đến ngày hôm nay.Tôi hay nói chơi với mẹ tôi: Vậy còn gì là bằng chứng về văn phòng uỷ ban hay không? Mẹ tôi nói làm gì còn, mất hết rôi.Giờ nhỡ có người ta có bài viết về lịch sử du kích xã Đông Hưng giai đoạn 1948-1955 không có công của mẹ thì sao? Mẹ tôi cười lắc đầu nói nhỏ trong mồm : Bần cố nông...rồi thở dài,lắc đầu... Năm 1961 bố tôi bán nhà cho ông Cảnh (con rể cụ Quản Tòng) ở trong Trung Đồng ,nhường lại 6 sào sân gạch cho HTX làm sân kho, nhà tôi rời khỏi xóm ra Trung Thành. Đến hôm nay đã 70 năm,nghĩ về cuộc chiến 1952-1953 tôi cảm thấy cuộc chiến vẫn oanh liệt,nên bố mẹ tôi mới đặt tên anh trai tôi là Chiến (sinh năm 1953 năm chiến tranh ác liệt). Một tình làng nghĩa xóm bao nhiêu năm mà tôi thấy tình cảm của các cụ,các ông bà,các anh chị vẫn giữ trọn vẹn tình cảm đến ngày hôm nay.Theo trực giác của tôi các cụ ngày xưa đến giờ vẫn tôn trọng và quý mến nhau,xưng hô với nhau rất lịch sự.Chẳng hạn như cụ Tảo,cụ Khuyên,cụ Tư... mỗi lần gặp mẹ tôi đều gọi là bà,xưng em,mặc dù các cụ lớn tuổi hơn.Ngày nay người tốt,người cùng xóm xưa liên kết thông gia với nhau:Cụ Tư thông gia với cụ Ngọ,cụ Ngọ thông gia với cụ Hứa,cụ Ngọ thông gia với cụ Nhai,cụ Ngọ thông gia với cụ Hiện,con cụ Tảo thông gia với con cụ Hiện... Giờ bố mẹ của tôi đều đã qua đời,tình làng nghĩa xóm cũng đã qua 60 năm, nhân năm cũ đã qua,năm mới 2023 cũng đã đến.Con cháu gia đình chúng tôi xum vầy,hạnh phúc, ôn lại những kỷ niệm xưa.Tôi cũng xin thay mặt bố mẹ được cám ơn tình làng nghĩa xóm của xóm CHÂN ĐÊ TÂY KHU đã cho bố mẹ tôi được an bình,bí mật thời chiến tranh, nếu không đã bị tù đầy.Cám ơn các cụ lân cận,tắt lửa tối đèn có nhau là cụ Tường,cụ Tố,cụ Khuyên,cụ Ngọ,cụ Tảo ,cụ Nhai,cụ Hứa,cụ Năng …
Kính chúc gia đình,con cháu của các cụ luôn được an khang,cường thịnh và khoẻ mạnh.Rồi đây chỉ một vài năm nữa Tây Khu sẽ trở thành khu công nghiệp của tỉnh Thái Bình.Như bản đồ quy hoạch của tỉnh thì nửa làng Roãn Đông,khu vực Tây Khu tương lai sẽ là khu công nghiệp Hưng Phú sầm Uất của tỉnh nhà.Xóm chân đê Tây Khu làng Roãn Đông,một xóm: "Địa linh, sinh linh kiệt".Đúng là ơn Giời đã không phụ lòng người tốt.
Viết tại Đức, Tết 2023
Hoành Phạm
Địa chỉ cá nhân
 
Phạm Hoành
Hamburg, Germany
phamhoanh2@yahoo.de
LỊCH ÂM
 
 
Diese Webseite wurde kostenlos mit Homepage-Baukasten.de erstellt. Willst du auch eine eigene Webseite?
Gratis anmelden