Giac mơ về quê
GIẤC MƠ VỀ QUÊ
Tiết trời sáng tháng ba nồm ẩm, khi tôi tỉnh dậy thì mọi người đã ra đồng hết. Không,chắc ho đi vãng chùa Bái Đính và Tam Trúc cả chứ không phải ra đồng.Đồng gì,giờ tháng 3,lúa cấy đang lên,chưa làm cỏ,mà quê mình giờ dân cũng chẳng thiết cấy lúa.Nhưng cảnh quê,xóm Chân Đê im ắng lắm.  

 
Cháu đã đi đâu về,bóp phanh xe máy kêu cho cái kít một cái ở sân. Đang định bảo nó :Cháu bóp vậy có ngày đứt dây phanh,thì nó đã vào nhà,bỏ cái túi bóng ra cái mâm duya ra gò 50 năm trước của bố tôi để lại.Cháu mở túi bóng ra,đổ ra đĩa một đống to gồm mấy miếng dồi toàn tiết lẫn mấy cọng rau muống, mấy miếng ruột non dính toàn mỡ,dăm miếng dạ dầy chỗ mỏng nhất (chắc ăn dai lắm đây), mấy miếng phổi và gan lợn.Lòng mà không có tim à cháu ? Không ,tim họ bán riêng ạ.Cháu biết chú không thích ăn tiết canh nên cháu không đặt,vì đặt tiết canh phải dặn họ từ tối hôm qua để lại cho.Cháu có mua cả 1 cái chân sau,ít mỡ trưa nay chú cháu mình làm giả cầy ăn cho giống chó. Thôi chú dậy đánh răng,chùi mồm đi rồi chú cháu mình ăn sáng, rồi ta vi hành.Làm chén diệu "riệt trùng" cho khỏi đau bụng chú nhé?
Ừ,ngồi 2 chú cháu ăn,gắp miếng phổi lợn chấm nước mắn, đút vào mồm nhai mà cảm thấy ngon,bùi và thơm,thơm của mùi lòng đồng quê,của cái mùi hiếm thèm của những người con xa miền biển.Mắm ngon quá cháu ạ.Mắm tép trắng Nam Thịnh à?
Không. Mắm cáy đấy chú,quê mình giờ có mắm cáy ngon nhất quả đất.Các nơi về quê mình du lịch tắm biển và mua nước mắm cáy mang đi.Dân quê mình giờ giầu có là do mắm cáy đấy chú ạ.
Ừ ăn xong rồi cháu cho chú đi xem một vòng địa bàn quê mình.
Ngồi sau xe đứa cháu mà tôi thấy êm ru như ngồi trên Sa lông ở Đức,bởỉ con đường đê biển rải Bê tôn từ nhà ra Cống Bẩy quá nhẵn.Trên đường đi, tôi giới thiệu với cháu như diễn viễn du lịch:Chỗ này đầm anh em ông Toản,Tuệ là công viên cây xanh.Chỗ kia là 2 Cây,thời chiến tranh, đế quốc mỹ rải bom giờ,bom thủy lôi xuống sông Hồng ( cửa Ba Lạt) .Chưa vào đến nơi ông Khử đã mang K44 và súng trường ra bắn,làm thằng phi công thả bom xuống sông không thả lại thả vào bụi 3 cây. Ông Hiện nhà mình liều ra tháo được 1 cái cánh về nhờ ông Phùng gò cho 1 cái mâm nhôm (giờ các cháu vẫn dùng) số nhôm còn lại ông Hiện đòi nhưng họ không trả,vì tính vào công.Còn một quả bom khác tháo được 3 ốc,chỉ còn một con ốc vít chặt quá, không tháo lấy cánh bom ra được.Bố con ông Phùng 2 lần đi biển về lên tháo cũng không được...Mom sơn là chỗ có nhiều Ma,ông Be đi bộ đôi về,lương hưu trung uý lại nối nghiệp của bố ra đấy be bờ để đó, bị ma lát mấy lần,nhưng chú nghĩ anh em ông Be không ai sợ ma mà ông ấy dọa vậy để bọn trẻ chúng tôi không đến đổ đó trộm mỗi lần đi hôi đăng.Có một chuyện lúc chú còn rất bé, chỗ Hai Cây có ông gì ở xóm Bình Thành ra đổ đó thấy người tưởng ma bắn chết người đổ trộm đó,sau đi tù vài năm...
Chỗ ấy có nhiều cỏ ngạn,cây cỏ ngạn có củ to như củ lạc,hạt ngô,nhiều tinh bột,vịt ăn rất tốt. Chả vây nhưng năm 88-89 ông nhà mình chung vịt với bác Phiệt,lại cho vịt ra đây và bắt chị Hue Pham chăn.Huệ nó cứ kêu đời nó khổ mãi..Bây giờ là đồng cói bạt ngàn.  
Phía trong đê là vườn dong riềng bạt ngàn.Nhìn vườn dong đang lên xanh tốt,tôi lại nhớ ngày xưa bọn trẻ chúng tôi hay chui vào vườn dong mút hoa hoặc chơi trận giả,chơi nấp bắt hay trò chơi đóng vợ chồng...Lớn thêm tý nữa là dùng que bới những củ dong cái ra ruộng nướng.Nhưng kỷ niệm về dong đối với tôi là cả nhà có nồi cơm thì toàn dong,dong miếng trong nồi chỉ có vài hạt cơm dính.Mẹ và các chị gái,chị dâu tôi trước khi đi ngủ là đã làm một nồi dong luộc vùi tro đấy, để sáng mai ăn.Kỷ niệm về vườn dong có nhiều,khi tôi đến thăm đơn vị bộ đội tại Tiên Yên có anh Đại Uý quê Lê Lợi- Kiến Xương bảo: anh đã nhiều lần chui vườn dong ở Hưng Hải mút hoa,cho anh gửi lời hỏi thăm chị...Ừ dong quê ta giờ nhiều quá,bảo sao trên OCOOP có miến dong CỒN VÀNH .
Ra đến cống mới,cống Bẩy thì thấy mấy tòa nhà nguy nga.Hỏi nhà gì mà như thành phố Berlin bên chú vậy ,là khu công nghiệp gì đấy cháu ?
Xưởng mắm cáy của ông Tường và xưởng chiếu của Bà Ty ( ấp Bình Thành) đấy chú ạ.
Cho chú vào xem.Vừa vào qua cổng đã ngửi thấy mùi thơm của mắm cáy.Mùi này người thành thị ít ai biết và cảm nhận được cái thơm của nó.Chỉ có những người như tôi đã được ngửi do mẹ làm,mẹ nấu năm xưa mới biết.Đi một đoạn nữa thì nghe tiếng go đập nghe khó tả, nói nôm na nghe như tiếng ... tầm quất đều tay tại tiệm massage.Tại đây tôi gặp nhiều người làng tôi,xóm tôi,họ đang hăm hở làm việc,khiêng bã cáy,dệt chiếu,bôi sơn....Ai nhìn thấy tôi cũng tươi cười bảo : Chú Hoành về thăm bà đấy à? Vâng em về thăm mẹ em tối hôm qua ạ.Các anh chị làm việc vui quá nhỉ .
Đúng rồi rất vui,lương ít nhưng đủ,thỉnh thoảng ông bà chủ lại cho mắm về lấy cái chấm rau muống, ngọn lang cho các cháu,ăn ngon hơn đặc sản chú ạ.Dân thành phố thua ta ở chỗ đó,họ có ước cũng chả được.Mắm nhiều,xưởng xuất khẩu đi khắp các nước,sang cả Hàn,cả Nhật.Người Hoa và Việt kiều rất thích mắm cáy.Tết nào ông chủ cũng biếu mỗi hộ một chai,nộp thuế đầy đủ,nghe đâu hàng nghìn tỷ.Có tiếng vọng từ xa, nhưng tôi biết tiếng người gốc Lộc Trung: Bã mắm cáy xin về cho vịt ,gà ăn nhanh lớn lắm chú Hoành ạ.Nhà Hải Hữu và nhà cháu toàn xin về cho gà ăn,trồng cây cảnh cũng rất xanh.Tôi biết là người cùng xóm nên không nói gì,lại hỏi đi hướng khác:Còn chiếu thì sao ?
Như nông trường của ông Luật ngày xưa chú biết rồi,cói xã ta nhiều,đi khắp tỉnh,khắp nước.Thời đó chiếu nằm,chiếu đắp không thiếu,đủ bổi lợp mái nhà rất ấm.Sau thời nông trường giải thể một đôi chiếu đắt bằng tạ thóc,đôi chiếu hoa dệt tay dầy dặn nửa chỉ vàng.Tiền Hải,Kim Sơn không có cói đan làn,giành và thủ công mỹ nghệ. Đồng bãi họ làm đầm vùng hết,thì lấy cói dâu mà dệt chiếu,đan thảm.May bây giờ có xưởng này mọc lên,quê ta giờ thừa cói,thừa chiếu,chiêu giờ rẻ chú ạ,đôi chiếu dệt tay đẹp cũng chỉ 50 kg thóc.Ông chủ ở đây hôm qua vừa tặng mỗi hộ quê ta 1 đôi.Các quán thịt chó bây giờ đủ chiếu dải mỗi khi có hôi hè đồng học,đồng liêu chú ạ.
Ôi vậy tốt quá,chào các bác em lại đi chỗ khác đây ạ.
Ra đến cầu 1 chỗ vùng ông Châu thì thấy máy húc,cần cẩu,máy hút bùn đang làm inh ỏi và tấp lập.
Tôi hỏi cháu: họ đang làm gì chỗ này đây,tương lai quy hoạch chỗ này là gỉ? Sân bóng đá,khách san,bệnh viện,trường học,sòng sóc đĩa hay sân chiếu phim Hàn Quốc ngoài trời cho dân Nam Phú xem ... à?
Không ạ,dân ta từ xưa đến nay nghèo,làm gì có tiền mà ăn chơi xa xỉ ạ.,Xã đang bơm cát,san nền để lấy ruộng nổi trồng thêm cói,thả cáy thôi chú ạ.Quê ta giờ khớ rồi, dân có ăn,ai cũng có việc làm,xã có tiền chỉ từ hai cái này: Cáy và cói.Làm những cái khác vốn to, bão gió hay mất mùa lắm chú ạ.Dự án khác, có thắng cũng chỉ nuôi người giầu,bà con đói vẫn hoàn đói.Chú bảo sân bóng thì thu tiền từ đâu?
Câu này chú không trả lời được,nhưng nó làm đẹp cho quê hương,lấy chỗ giải trí cho người giầu.Người giầu sẽ đổ tiền về cho nông dân...

Đi một đoạn ra cầu 2,phía tay trái,nơi đây mới chính thức là Cồn Vành xưa. Cồn Vành bây giờ ngày xưa,cánh Giáp giáo và dân Lộc Trung ra đây mò móc gọi là Cồn Để.Cồn Để trước năm 1971 được nối liền với Giao Thủy,đến trận lũ 1971 chỉ sau một đêm mà nước tràn cắt đứt đôi Cồn.Hai cửa sông Cau ( đổ ra Giao Lạc) và lạch từ Mom Sơn ra Hợp Châu, phù xa đầy dần (trời chia Cồn cho 2 tỉnh đỡ tranh chấp ,cãi nhau).Trên Cồn, tôi vẫn nhớ có tổ bộ đội ở,giữa cồn có hầm bê tông,Năm 1971 theo thuyền anh em anh Phùng,Giáp,Tâm Tần,Tận xem sâm nhệch và Cồn thông.Lên tổ bộ đội chơi,biết có anh tên Toàn.Mấy hôm sau vào sáng sớm trời mưa rất to, các anh ấy vác xếp vào nhà tôi một đống cây thông tôi mới hiểu tại sao hôm ra lại mang tặng các anh bộ đội nhiều gà luộc,xôi và thịt lợn như vây.Sau,năm 2001 xã cho anh Phạm Xuân Thuỷ ( con ông Nguyên ,Nam Thịnh) đấu cả bãi phía ngoài để trồng thông ...
Cồn Vành, tết năm 1972 ông Viễn (thợ sóc đĩa) và ông Thoa (buôn vàng) thuê bố con ông Hiện và ông Khuy (xoét) đưa vịt ra đây nuôi. Tôi hỏi cháu: Hình như chỗ này trước đây là vùng ông Cán nhà mình nhỉ.Giờ là những nhà máy gì mà sầm uất,nguy nga thế? Trung tâm nghiên cứu vịt biển,nhân giống chim to,quý hiếm của ông Muôn (Hải Phòng) về đầu tư và nơi cung cấp trứng vịt lộn sạch đấy chú ạ.
Có bán vịt giống không làm mấy đôi về nuôi?
Chắc chắn là có,nhiều là khác nữa,nhưng chả cần,không ai phải nuôi nữa chú ạ. Giá vịt sáo quanh năm rẻ như cho,chỉ đồng rưỡi đô la một cân.Đặc biệt là trứng vịt lộn thì nhiều và rẻ.Tý quay về chú cháu mình vào xin dăm quả về ăn.Xã mình giờ đình đám,giỗ chạp chỉ ,mỗi món trứng vịt lộn.Các món gà,lợn,thậm chí cả bò,tôm dân sợ có chất độc kháng sinh ,thuốc trừ sâu hàng nơi khác dân không dám ăn.
Ra đến Cồn Để, thì thấy chợ la liệt hàng quê, bán chiếu cói,nàn đựng đồ đi biển,miến dong,trứng vịt lộn,thịt vịt đã làm sẵn tươi rói,mắm cáy,mướp và hải sản mà giá rẻ như cho.Nhìn người bán toàn người làng, khách chợ cũng toàn gặp người làng,người thì học cùng tôi,người chăn trâu cùng tôi,người đi bắt cá thòi lòi,đánh dậm cùng tôi,cả máy bạn hay ngủ đêm ở cống Sáu chờ nước cạn hôi đăng nữa.Nhìn thấy ông Đàm ngoài Hưng Hải đang dẹp bà bán ngọn bí để nan ra lối đi.Ông Tiu (què) vẫn cắt tóc ở đầu chợ,bảo tôi: Chú cắt tóc không? Nếu người trong xã Nam Phú thì giảm giá chỉ 2 hào (nhớ ngày xưa vì người Lộc Trung được hạ giá khi cắt tóc ở chợ Xoan Tây,nên mẹ tôi dặn nếu ông cắt tóc hỏi con ở đâu thì bảo ở Lộc Trung nhé, con ông ấy,bà nọ. Nên giờ các ông bà ở Lộc Trung băng tuổi bố mẹ,tôi vẫn còn thuộc như trong lòng bàn tay...). Giờ ông Tiu có hỏi,vì rẻ hơn 2 hào, tôi vẫn khiêm tốn nói thật: Dạ em con bà Hiện ạ.Gặp tôi mọi người ai cũng hỏi thay cho lời chào:chú Hoành về thăm bà à.
Nhìn xa xa là khu khách sạn cao tầng kiểu nhà sàn,trông rất đẹp.Tuy xa và mắt kém do tuổi già, nhưng tôi đọc rõ tên các khách sạn như: Nhà hàng Đồng Quê,nhà ăn Quê Hương,Nhà nghỉ của hội học sinh Nam Tiền Hải,nhà nghỉ của hội phụ nữ xã Nam Phú,nhà nghi của hội cựu chiến binh xã Nam Phú,nhà nghỉ của hội đồng hương Nam Phú tại TP Hồ Chí Minh,nhà nghỉ của hội giáo chức xã Nam Phú,nhà nghỉ tỉnh đoàn Thái Bình,nhà nhỉ của công an huyện Tiền Hải (không có đồn công an),nhà nghỉ của hội nông dân xã huyện...
Xa xa,xa tít đằng xa nữa phía cảng cá quán ông Oanh bà Ly,vẫn nhìn thấy mầu xanh của sú vẹt nan tỏa trên mặt nước màu xanh trắng.Tôi hỏi: Kia vẫn còn bãi sú,đầm vùng à cháu? Sao không bơm cát,chia đất bán cho các trùm lấy tiền chia cho dân,lấy tiền xây trường học..
Còn chứ chú. Quê mình phải có vùng nuôi quảng canh con tôm xú,con cá mú,cá song,cua rèm và ngao,lấy hải sản tự nhiên,không độc hại để phục vụ bà con,cán bộ và khách du lịch trong tỉnh, bà con đồng hương xa quê về thăm và nghỉ ở các nhà nghỉ Cồn Vành.Dân được ăn đồ sạch,tăng tuổi thọ cao, sau này hướng dẫn,giáo dục con cháu làm những điều thiện.Giờ bán cũng chẳng thu được tiền.Tiền toàn đi đâu,xã cũng chẳng được.Các nơi cũng bán nhiều mà có thu được đồng nào đâu chú ?
Hơn nữa nếu đổ đất vào chỗ đó tỉnh họ phạt chết đấy chú ạ. Vì là khu bảo tồn thiên nhiên và đất rừng ngập mặn,khu mình là một trong những vùng lõi quan trọng thuộc khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, là một khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam.
Đây là nơi trú ngụ của hàng triệu con chim.Nhiều loài quý hiếm có giá trị bảo tồn gen, ghi trong sách đỏ Việt Nam: cò thìa, rẽ mỏ thìa, choắt chân vàng lớn, cò trắng Trung Quốc, te vàng, choắt mỏ vàng, mòng biển mỏ ngắn, bồ nông... Các loại cá vược, cá đối vằn, cá bớp, cá lác, cá nhệch, cá thủ vàng...Khu bảo tồn đang lưu giữ những giá trị đa dạng sinh học phong phú với các loại quý hiếm và có tầm quan trọng quốc tế... Cháu nghe đâu tỉnh đang có dự án hợp tác với nước ngoài về quạt gió,lấy điện phục vụ quê hương ở bãi ven biển 3 xã Phú-Hưng-Thịnh.
Ừ, thôi chú cũng nghe Chính phủ mới ban hành Quyết định số 1662 cho hồi phục lại các khu rừng ngập mặn . Hơn nữa ở đây đã được UNESCO công nhận,được công nhận khó lắm,phải vượt qua 7 tiêu trí.Thật vinh dự Tiền Hải được 1 ở đây.Họ để ra một khu vực riêng ra như thế gần với khu gì bên Giao Thuỷ vậy cho yên tĩnh chim to ,quý không sợ bay đi là được rồi,không kiện cao nhau lại lấy cái mà ... ăn. Nhưng nói nhiều chú lại thèm,vì ngày xưa bác Toán đánh lưới bẫy vịt giời,két,le le,mồng ... mang về biếu ông nướng,xôi xôi với gạo nếp ăn rất ngon.Tôi tự nhiên phì cười bảo: Thế mới biết dân quê mình bây giờ sướng,cán bộ quê mình khôn.Rồi lấy chân đạp thật mạnh xuống đất hét vang vẻ sung sướng .Thì tự nhiên có tiếng kêu “ cái ụỵch rất lớn”, làm mình tỉnh giấc.
Thì ra do mình ngủ mê đạp chân vào cái giường quá mạnh, làm cái gậy chống bằng nhôm để cạnh cuối giường (để đêm đi vệ sinh không ngã) rơi xuống đất.Mình sướng cười hét to chắc em hàng xóm đang ngáy cũng tỉnh giấc cùng.Thôi kệ yếu tim thì biết làm sao được.Mở mắt,định thần một lúc lâu thì mình mới hiểu mình đang nằm ở giường nhà mình bên Đức.Chứ còn mấy tháng nữa cơ mình mới về Việt nam.
Chỉ biết rằng quê rất nghèo,ngày xưa quê tôi và gia đình tôi nghèo lắm,không có tiền đi xem phim,chơi đáo,đi chùa,ăn cơm thịt.Nên giờ chỉ ước quê mình dân đủ gạo ăn,đủ mắm cáy chấm rau muống,ăn quả trứng vịt lộn,có đôi chiếu dầy dặn để nằm.Và cũng hy vọng các bác nhà đầu tư,những người làm dự án đừng nghĩ cho quê mình tiến tới quá cao xa thành viễn tưởng. Chỉ cần mong cho dân có mắm ăn,có quả trứng thay thịt và những cái bình thường để dân ta tự phục vụ dân ta đã là nguyện ước của dân lắm rôi...
Mong cho quê hương ngày càng giầu và đẹp,đẹp hơn cả hình ảnh trong giấc mơ của tôi.Kính chúc nhân dân và quê hương ngày càng hạnh phúc,hạnh phúc từ những cái đơn sơ và bé bỏng như những khóm lúa chĩu bông chín vàng trên cánh đồng của quê hương mình...
Hứng cảnh,tôi nhớ tới một bài thơ của một tác giả nói với con về quê của ông ta,khi sống xa quê:
Cha muốn đưa con về thăm quê nội
Nơi tuổi thơ cha lặn lội, cơ hàn.
Nơi nội con cứ mỗi vụ đông sang
Trời lạnh giá vẫn dầm mình ngoài ruộng.
Ở nơi ấy vào những ngày buốt lạnh
Giữa mùa đông rét cóng lẫn mưa phùn
Chân nội con lại bị nước ăn mòn
Rơm rớm máu mỗi lần đâm phải cỏ.
Ba mươi Tết nội mới đi sắm sửa
Mua bộ đồ bằng chất vải diềm bâu.
Nội nhắc cha để mặc lúc giao thừa
Tết chỉ vậy mà sao vui đến lạ.
Sao cha nhớ nồi nước xông xưa quá!
Hương mùi gìa mang đậm vị đồng quê.
Nội bảo xông để còn đón Tết về
Mong năm mới gặp được nhiều may mắn.
Nơi ngày đó vào mỗi lần trăng sáng
Đội chiếu phim về, cha lại đi xem.
Nhưng nhà nghèo nên cha chẳng có tiền
Chờ tháo khoán chen vào xem một chút.
Cha lớn lên... rồi bôn ba xuôi ngược
Xa quê nghèo nên rất ít về thăm.
Nhưng mỗi đêm ..kí ức vẫn vây quanh
Rồi nấc nghẹn: " Quê hương ơi! Ta nhớ...!"
PS: Viết về quê hương nhân ngày thế giới hạnh phúc 20/3
Địa chỉ cá nhân
 
Phạm Hoành
Hamburg, Germany
phamhoanh2@yahoo.de
LỊCH ÂM
 
 
Diese Webseite wurde kostenlos mit Homepage-Baukasten.de erstellt. Willst du auch eine eigene Webseite?
Gratis anmelden