I - Mua bán chứng khoán dựa vào biểu đồ nến
Trong phân tích kỹ thuật, có nhiều cách áp dụng để phân tích và đầu tư chứng khoán. Có người sử dụng các chỉ báo (indicators) như MACD, RSI,… có người dùng khối lượng kết hợp biểu đồ giá, có người lại dùng biểu đồ nến (các mẫu hình nến để nhận biết xu hướng thị trường).
Tùy từng người mà họ áp dụng cách phân tích kỹ thuật nào đơn giản và phù hợp với mình, vì suy cho cùng các cách phân tích kỹ thuật trên chỉ là các cách tiếp cận giá chứng khoán khác nhau của cùng một trường phái phân tích là phân tích kỹ thuật. Những người áp dụng biểu đồ nến cho rằng các mẫu hình nến là phương pháp đơn giản và hiệu quả giúp ích cho họ rất nhiều trong việc nhận biết xư hướng thị trường hay xu hướng giá từng chứng khoán riêng lẻ.
Dưới đây là các biểu đồ nến (hay còn gọi là mẫu hình nến – candlesticks) để nhận biết các dấu hiệu đảo chiều xu hướng hay xu hướng tiếp tục của giá chứng khoán.Đây là những biểu đồ được chọn lọc kỹ càng dựa vào độ tin cậy cao của từng mẫu hình. Bạn có thể áp dụng các tín hiệu này cho cả chỉ số chung của thị trường hoặc từng chứng khoán riêng lẻ để ra quyết định mua bán chứng khoán.
Mẫu hình cho thấy khả năng xu hướng đảo chiều tăng

Mẫu hình cho thấy khả năng xu hướng tiếp tục tăng

Mẫu hình cho thấy khả năng xu hướng đảo chiều giảm

Mẫu hình cho thấy khả năng xu hướng tiếp tục giảm

II- Đường trung bình động Moving Averages (MA)
1-Tìm hiểu đường trung bình động Moving Averages (MA)
Đường trung bình động Moving Averages (gọi tắt là đường MA) là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật lâu đời và phổ biến nhất.
Đường trung bình động Moving Averages (MA) là gì?
Ở đây có hai yếu tố cần phải hiểu là trung bình và động.
* Trung bình có nghĩa rằng, một Moving Average (một MA) là một mức giá trung bình của chứng khoán tại một thời điểm. Cụ thể theo toán học:
một MA = tổng các mức giá của chứng khoán trong n khoảng thời gian gần nhất / n
Ví dụ, lấy các mức giá của chứng khoán trong 25 ngày gần nhất và chia cho 25 ta sẽ có kết quả là giá trung bình của chứng khoán trong vòng 25 ngày qua. Đây chính là một MA 25 ngày của chứng khoán đó. Nhiều mức giá trung bình đó tạo thành một dãy liên tục gọi là đường Moving Averages (MA).
* Động được hiểu là do n mức giá chứng khoán luôn biến đổi nên các mức giá trung bình cũng biến đổi theo làm cho đường trung bình luôn di chuyển (hay còn gọi là di động) theo các mức giá.

Hình vẽ – Đường trung bình động SMA của 25 ngày
2-Ý nghĩa của đường trung bình động Moving Averages (MA)
Vì đường trung bình MA là giá trung bình của chứng khoán 25 ngày qua nên nó đại diện cho sự đồng thuận của các nhà đầu tư mong đợi trong 25 ngày gần nhất. Do đó, nếu giá chứng khoán là trên đường trung bình MA của nó có nghĩa là kỳ vọng hiện tại của các nhà đầu tư (tức mức giá hiện tại) cao hơn so với kỳ vọng trung bình của họ trong 25 ngày qua, và các nhà đầu tư đang trở nên lạc quan hơn về giá chứng khoán dẫn đến khả năng giá chứng khoán sẽ tăng.
Ngược lại, nếu giá ngày hôm nay là dưới điểm trung bình động của nó cho thấy rằng kỳ vọng hiện tại của các nhà đầu tư là dưới mức mong đợi trung bình của họ trong vòng 25 ngày qua, và điều đó có nghĩa là họ đang bi quan hơn về giá chứng khoán dẫn đến khả năng giá chứng khoán sẽ giảm.
III -Cách sử dụng đường trung bình Moving Averages
Có nhiều cách để sử dụng đường trung bình MA trong phân tích kỹ thuật.
1. Dùng đường trung bình để xác định xu hướng giá:
Nhà đầu tư nhìn vào độ dốc của đường trung bình để xác định xu hướng giá. Ví dụ, nếu đường trung bình có độ dốc xuống và đường giá hiện tại đang ở dưới đường trung bình thì xu hướng được xác định là xu hướng giảm. Ngược lại, nếu đường trung bình có độ dốc lên và đường giá hiện tại đang ở trên đường trung bình thì xu hướng là xu hướng tăng. Nếu giá hiện tại đang di chuyển cả phía trên lẫn phía dưới và đường trung bình khá bằng phẳng thì thị trường đang được xem là không có xu hướng rõ ràng.

2. Dùng đường trung bình để xác định các tín hiệu mua/bán:
2.1. Dựa vào mối quan hệ giữa giá đóng cửa và đường trung bình đơn giản để xác định tín hiệu mua bán:
Nếu thị trường đóng cửa ở giá nằm trên đường trung bình thường cho ta thấy một tín hiệu mua, còn nếu thị trường đóng cửa dưới đường trung bình cho ta thấy một tín hiệu bán.
2.2. Dựa vào 2 đường trung bình – một đường trung bình ngắn và một đường dài hơn (xét về thời gian):
Các tín hiệu mua hoặc bán được chỉ ra tại các điểm cắt nhau của đường trung bình ngắn và đường trung bình dài. Chẳng hạn, khi đường trung bình ngắn cắt đường trung bình dài từ dưới lên thường dự báo tín hiệu mua và ngược lại, khi đường trung bình ngắn cắt đường trung bình dài từ trên xuống dự báo tín hiệu bán.

IV-Phân tích kỹ thuật với chỉ báo kỹ thuật Stochatic
Chỉ báo kỹ thuật Stochastic là một công cụ dùng để xác định xem vị trí của giá đóng cửa đang ở mức cao hay mức thấp của khoảng dao động giá trong một khoảng thời gian xác định. Giá đóng cửa ở gần mức cao của khoảng dao động giá cho thấy thị trường tích lũy nhiều lệnh mua và nếu mức giá này ở gần thấp của khoảng dao động giá sẽ báo hiệu thị trường đang bán ra nhiều.
Thông thường, đường Stochastic gồm 2 đường là %K và %D. Sự khác nhau giữa 2 đường Stochastic nhanh và chậm được tính toán dựa trên các đường %K và %D. Đường Stochastic chậm di chuyển chậm hơn so với đường Stochastic nhanh.
Chỉ báo kỹ thuật Stochatic có nhiều ứng dụng trong phân tích và giao dịch Forex, kinh doanh chứng khoán hoặc giao dịch hàng hóa. Nó có các ứng dụng cơ bản như sau:
1. Xác định vùng quá mua (overbought) hay vùng quá bán (oversold)
Nếu đường Stochastic vượt trên đường 80 có nghĩa là mức giá đang nằm trong vùng mua nhiều và khi đó nhà đầu tư nên cân nhắc thận trọng có nên mua bằng mọi giá hay không? Ngược lại, nếu đường Stochastic nằm dưới đường 20 có nghĩa là mức giá đang nằm trong vùng bán nhiều và nhà đầu tư cân nhắc có nên bán bằng mọi giá hay không.
2. Phát hiện các tín hiệu mua/bán
Khi chỉ báo Stochastic nằm trên vùng 80, đường %K cắt đường %D từ trên xuống và xuống dưới vùng 80 sẽ cho ta dấu hiệu bán ra. Ngược lại, khi chỉ báo Stochastic nằm dưới vùng 20 và đường %K cắt đường %D từ dưới lên và lên trên vùng 20 sẽ cho ta dấu hiệu mua vào.
3. Xác định đảo chiều xu hướng dựa vào sự phân kỳ
Sự phân kỳ giá tăng (Bullish Divergence) xảy ra khi đường giá tạo ra những đáy thấp hơn trong khi đường Stochastic lại hình thành những đáy cao hơn. Ngược lại, sự phân kỳ giá giảm (Bearish Divergence) xảy ra khi đường giá tạo ra những đỉnh cao hơn trong khi Stochastic lại hình thành những đỉnh thấp hơn.

Phân kỳ giữa đường giá và đường Stochatic
Đường Stochastic là chỉ báo chậm (đi sau thị trường) nên chỉ báo hiệu quả trong thị trường không rõ ràng xu hướng. Còn đối với thị trường có xu hướng nên sử dụng các công cụ theo xu hướng thị trường sẽ hiệu quả hơn.
Chỉ báo Stochastic nên được dùng kết hợp với các chỉ báo dao động khác và các đường xu hướng để có thể chọn được các điểm mua bán ra vào hợp lý. |