THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GIỮ QUỐC TỊCH VIỆT NAM
1. Những người cần phải đăng ký giữ quốc tịch:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam theo pháp luật Việt Nam trước ngày 01 tháng 7 năm 2009 mà không có Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng, nếu có nguyện vọng giữ quốc tịch Việt Nam thì phải đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.Xin lưu ý: Những người đã xin thôi quốc tịch được chủ tịch nước ra quyết định thì đương nhiên không còn là người quốc tịch Việt Nam nữa cho nên không thuộc đối tượng đăng ký.Nếu muốn trở lại quốc tịch Việt nam thì phải làm đơn xin trở lại quốc tịch Việt nam và chờ chủ tịch nước phê chẩn.
Việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam được thực hiện đến hết ngày 01 tháng 7 năm 2014. Hết thời hạn này, nếu những người nói trên không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam thì mất quốc tịch Việt Nam; nếu muốn có quốc tịch Việt Nam thì phải làm thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
3. Hồ sơ gồm:
- Tờ khai đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam (mẫu 01).
- Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam (nếu có) hoặc giấy tờ tham khảo dùng để xác định quốc tịch Việt Nam. Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam bao gồm 1 trong các loại giấy tờ sau đây:
+ Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;
+ Giấy chứng minh nhân dân;
+ Hộ chiếu Việt Nam;
+ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em ViệtNam làm con nuôi.
- Trường hợp người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam không có đủ giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh không rõ, thì ngoài các thông tin trong Tờ khai đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam còn phải nộp thêm Tờ khai lý lịch (mẫu 02) và các giấy tờ sau (nếu có) để phục vụ việc xác minh về quốc tịch của người đó:
+ Bản sao các giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột, con;
+ Bản sao giấy tờ có nội dung liên quan đến quốc tịch của đương sự do chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975;
+ Bản sao giấy tờ trên đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
4. Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tổng lãnh sự quán hoặc gửi qua đường bưu điện.
Nếu muốn nhận kết quả qua đường bưu điện, Quý vị cần gửi kèm theo 01 bì thư đảm bảo (certified mail) có ghi rõ địa chỉ người nhận và đã trả cước phí. Để tránh mất mát trong quá trình vận chuyển, đề nghị Quý vị sử dụng các dịch vụ chuyển phát bảo đảm cua Post
5. Lệ phí có thể trả bằng tiền mặt. |