Rượu Sake
Rượu Sake được biết đến là loại đồ uống cổ truyền của người Nhật Bản. Đây là loại rượu không màu như Gin và Vodka hoặc có màu hay vàng nhạt, trong suốt và có độ cồn trung bình là 15%. Đối với cá loại rượu vang khác thì độ cồn trung bình khoảng 12%. Rượu Sake cũng giống như bia và rượu vang khác, chúng được lên men nhờ quá trình lên men rượu dưới tác dụng của nấm men và đường của ngũ cốc được chuyển thành rượu. Quá trình sản xuất rượu Sake gần giống quá trình sản xuất bia.Vì nấm men đều sử dụng đường từ tinh bột để lên men. Gạo sử dụng trong sản xuất Sake hoàn toàn khác với gạo ăn bình thường. Nguyên nhân là do sản xuất rượu Sake thì phải cần loại gạo có hàm lượng tinh bột ở trung tâm hạt, vì thế mà hạt gạo phải trắng và không trong như gạo ăn hàng ngày. Loại rượu này có giá bán trên thị trường khoảng 800.000 đến 3.000.000 Vnđ.

CÔNG NGHỆ LÀM MEN VÀ NẤU RƯỢU TẠI GIA
I - LÀM MEN
1- Các vị thuốc làm men / cây lá cỏ
Có khoảng 20 loài thực vật đưowjc gọi là các vị thuốc bắc làm men bao gồm:
Số
TT
|
Tên
Khoa học
|
Tên ViệtNam
|
Họ
|
Dạng sống
|
Nơi sống
|
Bộ phận sử dụng
|
1
|
Alpinia galanga (L.) Willd.
|
Riềng nếp
|
Zingiberaceae
|
Thân thảo
|
Trồng tại nhà
|
Củ
|
2
|
Adenosma caeruleum R. Br.
|
Nhân trần
|
Scrophulariaceae
|
Cây bụi
|
Sườn đồi thấp
|
Toàn thân
|
3
|
Artocarpus heterophyllusLamk.
|
Mít
|
Moraceae
|
Cây gỗ nhỏ
|
Trồng tại nhà
|
Lá
|
4
|
Callicarpa macrophyllaVahl.
|
Tu hú lá to
|
Verbenaceae
|
Cây bụi
|
Chân đồi
|
Lá
|
5
|
Capsicum frutescens
L.
|
Ớt
|
Solanaceae
|
Cây bụi
|
Trồng tại nhà
|
Cành, Lá
|
6
|
Chlorauthus spicatus(Thunb.) Makino
|
Hoa sói
|
Chloranthaceae
|
Cây bụi
|
Vách núi đá vôi
|
Toàn thân
|
7
|
Derris elliptica(Roxb.) Benth.
|
Dây mật
|
Fabaceae
|
Dây leo
|
Sườn đồi ẩm,
|
Dây, lá
|
8
|
Desmos dumosus(Roxb.) Staff.
|
Dây dất
|
Annonaceae
|
Dâytrườn
|
Sườn đồi ẩm,
|
Thân, lá
|
9
|
Elephantopus scaber L.
|
Cúc chỉ thiên
|
Asteraceae
|
Cây bụi
|
Sườn đồi thấp
|
Toàn thân
|
10
|
Homalomena aromaticumSchott.
|
Thiên niên kiện
|
Araceae
|
Cây bụi
|
Chân núi đá vôi
|
Củ
|
11
|
Illigera cucullta Merr.
|
Lưỡi đắng bầu
|
Hernandiaceae
|
Dây leo
|
Trên vách đá vôi
|
Dây, lá
|
12
|
Mosla dianthera(Buch.-Ham.) Maxim
|
Kinh giới núi
|
Lamiaceae
|
Cây bụi
|
Sườn đồi thấp, trồng tại nhà
|
Toàn thân
|
13
|
Naravella laurifolia
Wall.
|
Bạch tu lá quế
|
Ranunculaceae
|
Dây leo
|
Sườn đồi ẩm,
|
Thân, lá
|
14
|
Piper betlel L.
|
Trầu không
|
Piperaceae
|
Dây leo
|
Trồng tại nhà
|
Rễ, thân
|
15
|
Piper gymostachyumDC.
|
Trầu không rừng
|
Piperaceae
|
Dây leo
|
Trên vách đá vôi
|
Dây, lá
|
16
|
Polygonum odoratum
Lour.
|
Rau răm
|
Polygonaceae
|
Thân thảo
|
Trồng tại nhà
|
Toàn thân
|
17
|
Randia sp.
|
Găng
|
Rubiaceae
|
Gỗ nhỏ
|
Sườn đồi ẩm,
|
Thân, lá
|
18
|
Solanum sp.
|
Cà
|
Solanaceae
|
Cây gỗ nhỏ
|
Sườn núi đá vôi
|
Rễ, thân
|
19
|
Wedelia calendulaceaeLess.
|
Sài đất giả
|
Asteraceae
|
Thân thảo
|
Chân núi đá vôi
|
Toàn thân
|
20
|
Zanthoxylum nitidum
(Roxb.) DC.
|
Xuyên tiêu
|
Rutaceae
|
Cây bụi
|
Sườn đồi ẩm,
|
Thân, lá
|
Trung bình sử dụng 10-12 loài cây trong men lá gồm: Riềng nếp, Kinh giới núi, Sài đất giả, Cà, Thiên niên kiện, Hoa sói, Nhân trần, Tu hú lá to, Lưỡi đắng bầu, Trầu không rừng, Dây dất, Bạch tu lá quế, Găng, Xuyên tiêu, Dây mật; ớt… là những thành phần chính và cốt lõi để hình thành nên quả men.
Các loài cây được người dân khai thác để làm men rượu chủ yếu là cây bụi, sống tập trung ở sườn đồi ẩm, một số ít sống ở vách núi đá như: Hoa sói, Trầu không rừng, … các loài này có thể khai thác quanh năm. Do đa phần những loài cây chủ đạo dùng làm men lá thường mọc ở những nơi rất hiểm trở, đi lại rất khó khăn, do đó phải lưu ý lựa chọn ngày thu hái thích hợp nhất, không phải ngày nào cũng có thể đi lấy được các loại cây này mà thường người dân chỉ đi lấy vào ngày “con ngựa” (theo âm lịch).
Theo những người có kinh nghiệm lâu năm trong việc sử dụng men lá cho biết thì tất cả các loài cây khác đều được lấy theo tỉ lệ 1:1 (tính theo khối lượng).
Các loài cây sau khi thu hái về được đem rửa sạch hong khô sau đó phân loại thành từng nhóm khác nhau tùy theo bộ phận sử dụng. Sau đó đem phơi khô dưới ánh sáng mặt trời. Sau khi đã khô một phần, người dân chọn ngày để đem băm nhỏ, ngày được chọn thường là “ngày Dần” (theo âm lịch). Vì theo quan niệm của người dân thì ngày con Hổ là ngày tốt, khi làm men hoặc sơ chế vào ngày này thì sẽ nấu được nhiều rượu hơn, chất lượng rượu sẽ tốt, rượu nấu sẽ ngon hơn.
Sau khi băm nhỏ các thành phần này sẽ được trộn đều với nhau và đem phơi khô hoàn toàn. Sau đó nguyên liệu được sử dụng ngay để làm men lá hoặc được cất giữ bảo quản trong điều kiên khô ráo tránh ẩm ướt như cho vào túi nilon hoặc rổ rá sạch sau đó để lên trên gác bếp.
Sau khi có được nguyên liệu là hỗn hợp các loài cây đã đươc băm nhỏ người dân sẽ tiến hành chế biến để tạo thành quả men.
II - CÁCH LÀM MEN NẤU RƯỢU
1. Nguyên liệu làm men lá:
Lá cây sau khi đã phơi khô, băm nhỏ
Gạo nếp, gạo tẻ.
Men giống
Nước sạch
Quy trình làm men:
Bước 1: Đem hỗn hợp lá cây đã phơi khô sắc thành nước. Cứ khoảng 200g hỗn hợp lá sắc lấy 300ml dung dịch. Gạo đem nghiền nhỏ thành bột với 300ml dung dịch nước sắc ta sẽ cần khoảng 10kg gạo. Gạo có thể dùng gạo nếp hoặc gạo tẻ. Nhưng để quả men có chất lượng tốt nhất thì nên kết hợp cả 2 loại gạo, với tỷ lệ 60% gạo tẻ và 40% gạo nếp. Theo như kinh nghiệm sử dụng của đồng bào dân tộc Tày thì lượng gạo nếp nếu quá nhiều sẽ khiến quả men bị nát, nhanh hỏng, còn nếu ít gạo nếp thì quả men sẽ cứng và không thơm.
Bước 2: Trộn đều dung dịch nước sắc từ lá cây với bột gạo. sau khi trộn đều ta cho thêm vào 1 ít men giống. 10kg bột thì cho 3-5 quả men giống (khoảng 150-300g).
Bước 3: nặn bột thành quả men, cứ khoảng 50g một quả.
Bước 4: ủ quả men vào trong rơm khoảng 2-3 ngày để cho bột lên men. Sau khi đã ủ đủ số ngày thì đem quả men phơi nơi khô ráo, thoáng khí đến khi quả men khô kiệt. Men sau khi đã phơi khô là có thể dùng để nấu rượu ngay được hoặc đem bảo quản để dùng khi cần.
Các bước làm men rượu ngon
Bước 1
Đầu tiên, bạn sử dụng gạo (đã ngâm từ đêm hôm trước đến sáng hôm sau) đem ra xay thành bột. Bột sau khi được tạo thành thì bạn cho vào một chiếc túi vải để ép cho kiệt nước.

Xay gạo thành bột
Bước 2
Sau đó, bạn trộn bột với thuốc bắc và men gốc để làm mồi gây men.

Trộn bột với thuốc bắc và men gốc
Bước 3
Tiếp đó, bạn chuẩn bị một nia dày, trải đều và rộng trấu lên mặt nia sao cho thật phẳng. Vỏ trấu vừa có tác dụng giữ ẩm cho men vừa có tác dụng giúp men ráo nước.

Bạn chuẩn bị một nia trấu để đặt men lên
Bước 4
Bước công phu nhất chính là việc nặn men và đặt vào nia trấu. Nếu đã làm quen thì bạn cũng có thể làm một cách rất dễ dàng. Bạn nặn men thành những viên như hình ảnh dưới một cách đều tay rồi đặt cẩn thận vào nia trấu nhé.

Nặn men đặt vào nia
Bước 5
Bạn dùng chiếc chăn mỏng để ủ đối với thời tiết mùa hè sẽ hoàn thành trong 1 đêm. Còn thời tiết mùa đông, bạn cần dùng nhiều chiếc chăn hơn và phải mất hơn 1 ngày mới ủ xong men.

Ủ men
Bước 6
Sau khi tạo được men, bạn cần đem men hong trong bóng râm 1 vài ngày rồi mới đem ra nắng to để phơi khô. Nếu bạn phơi ngay ra nắng to men sẽ bị thâm và hỏng nhé. Men đẹp là men có nhiều vân. Khi men khô, bạn có thể đem đi nấu rượu.

Men khô có thể dùng để nấu rượu

Gái đẹp dân tộc nấu rượu ngô

Gái đẹp nấu rượu
Còn tiếp,đang chỉnh sửa và cập nhật |