Quy trình chăn nuôi vịt lấy thịt
Vịt con từ 1 - 3 ngày tuổi: Ngày đầu có thể cho vịt tập ăn bằng bột ngô hoặc cám, cho vịt uống nước có pha Vime C lectrolyte, B.complex C, Vimevit Electrolyte. Nhu cầu về nước uống của vịt từ 1 - 7 ngày tuổi là 120 ml/con/ngày. Từ ngày thứ hai trở đi có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp dùng cho vịt con.
Có thể phòng bệnh dịch tả cho vịt lúc 3 ngày tuổi. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy việc phòng bệnh sớm có đáp ứng miễn dịch thấp và có thể gây trung hòa kháng thể do mẹ truyền (ở vịt mẹ có tiêm phòng vacxin).
Vịt con từ 4 - 10 ngày tuổi: Nếu nuôi vịt thịt có thể tập thêm cho vịt ăn những thức ăn như rau xanh trộn lẫn với cơm.
Thức ăn bổ sung đạm: Bột cá lạt, phân tôm. Chú ý phân tôm có hàm lượng muối rất cao, sử dụng quá nhiều trong khẩu phần vịt có thể ngộ độc muối. Những ngày đầu chỉ cho tắm 5 - 10 phút sau đó tăng dần lên và từ ngày thứ 10 trở đi cho vịt xuống nước tự do.
Tiêm phòng vacxin dịch tả lúc vịt 7 ngày tuổi.
Vịt con từ 11 - 20 ngày tuổi: Nếu có điều kiện nên cho vịt ăn thức ăn hỗn hợp. Khi vịt được 15 ngày tuổi nên cho ăn hai lần kết hợp chăn thả ngoài đồng để cho vịt kiếm thêm thức ăn. Nếu cho vịt ăn đơn thuần là bột ngô, cám trong giai đoạn này cần bổ sung thêm chất đạm như tôm, cua, cá nhỏ, ốc, hến...
Ngày thứ 20 trở đi: Có thể tập cho vịt ăn lúa. Tiêm phòng vacxin phòng bệnh dịch tả vịt lần 2 lúc vịt 21 ngày tuổi sử dụng vacxin Kapevac hoặc dịch tả tiêm dưới da.
Vịt từ 30 - 80 ngày tuổi: Sau 30 ngày tuổi vịt ăn lúa được và có khả năng tự kiếm mồi, lúc này vịt có thể cho chạy đồng. Ở các giống vịt thịt, ngày tuổi thứ 80 là thời điểm thích hợp nhất để bán thịt.
Vệ sinh phòng bệnh
Vệ sinh thú y trong giai đoạn nuôi vịt con rất quan trọng. Trước khi thả vịt cần nạo vét sạch chất độn chuồng cũ, phun các thuốc sát trùng chuồng trại và dụng cụ như Vimekon (100gr Vimekon + 20 lít nước) hoặc Vime - Protex (1 lít Vime - Protex + 200 lít nước), sát trùng nước uống bằng Vime - Iodine (10ml Vime - Iodine + 20 lít nước).
Trong thời gian úm vịt nên thường xuyên thay đổi chất độn chuồng hoặc rải thêm trấu hàng ngày, phun xịt thuốc sát trùng định kỳ 3 ngày/lần khi xung quanh có dịch bệnh và 7 - 10 ngày/ lần trong điều kiện bình thường.
Quy trình chăn nuôi vịt từ lúc mới nở cho đến khi xuất chuồng
Nuôi vịt từ lúc mới nở đến 30 ngày tuổi
Chọn những con nở đúng ngày (28 ngày). Nếu vịt nở sớm hoặc muộn đều không tốt vì nuôi sẽ có tỷ lệ chết cao.
Vịt con từ lúc mới nở đến 1 tháng tuổi là thời gian “gột vịt” hoặc “mú vịt con”. Thời gian này kéo dài hay ngắn tùy theo giống vịt, mùa vụ, điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc.
+ Vịt mới nở mua về thường cho nhịn đói, sau 4 giờ mới cho ăn. Nếu vịt chưa khô lông có thể cho nhịn lâu hơn, bởi vì sau khi nở trong bụng vịt con còn chứa một khối lượng lòng đỏ có tác dụng tiếp tục cung cấp chất dinh dưỡng. Nếu cho vịt ăn ngay thì khối lượng lòng đỏ không tiêu được dễ làm cho vịt chết trong tuần đầu.
+ Phải chia lô đàn vịt từ 100-250 con/1 ô. Ô được quây bằng phên tre, không nên nhốt vịt quá đông, chúng dễ chen chúc xô đẩy đè lên nhau ảnh hưởng đến sức sinh trưởng, vịt sẽ còi cọc và chết. Chỗ nuôi vịt cần phải đảm bảo đủ ấm, đủ ánh sáng, không ẩm ướt và mật độ nuôi phù hợp, cụ thể như sau:
– Vịt từ 1-10 ngày tuổi, nhiệt độ trong chuồng nuôi (trong quây) là 25 – 30oC, còn vịt từ 10-25 ngày tuổi, cần nhiệt độ là 20 – 25oC, ẩm độ trung bình là 65%. Nếu ẩm độ quá cao (chuồng nuôi tối tăm, ẩm thấp) sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển, nhất là các bệnh đường hô hấp như viêm xoang mũi, cúm…

– Ánh sáng cũng rất quan trọng, nếu thiếu ánh sáng vịt dễ bị liệt chân. Nhưng nếu để ánh sáng chiếu trực tiếp nơi nhốt , vịt dễ cảm nắng tụ xám và xuất huyết não chết hàng loạt
– Mật độ vịt con nuôi ở các quây phụ thuộc vào từng giống vịt và lứa tuổi. Đối với vịt từ 1 – 10 ngày tuổi thuộc giống Bắc Kinh, Anh Đào, Bầu, Hà Lan thì mật độ nuôi từ 15 – 20 con/1 m2. Từ 11 – 20 ngày tuổi đối với vịt Anh Đào, Bắc Kinh, Hà Lan và Bầu nên nhốt 1 2 – 14 con/1m2, vịt Tàu từ 15 – 18 con/1m2. Từ 21-30 ngày nên nhốt 10 con/1m2, vịt Tàu 10 – 12 con/1m2. ở dưới nền chuồng nuôi cần lót rơm sạch, 2 ngày thay một lần cho khỏi ẩm vì nếu nền chuồng ẩm ướt thì nấm mốc dễ phát triển.
+ Vịt con từ 1 – 3 ngày tuổi.
Thường dùng gạo lức nấu chín thành cơm hay ngô mảnh nấu chín, sau đó để nguội đổ ra các nong hoặc trải nilon rồi đổ đều thức ăn ra. Cứ 3 – 4kg gạo nấu cho 100 con vịt ăn trong 1 ngày, chia làm 4 – 5 bữa (trong đó có 1 bữa vào 10 giờ đêm để kích thích cho vịt ăn được nhiều ). Khi vịt ăn xong phải cho vịt uống nước sạch hoặc pha lá hành (lá hành pha vào nước với tỷ lệ 1kg lá băm nhuyễn cho vào 50 – 60 lít nước hoặc dùng lá hành nấu luôn với gạo).
Chú ý: Trong giai đoạn vịt từ 1 – 3 ngày tuổi không nên cho chúng ăn thêm thức ăn đạm (con ruốc, cá, tôm, tép khô) để tránh tình trạng thức ăn không được tiêu hóa hết, khiến vịt bị trúng độc thức ăn rồi chết. Không nên cho vịt xuống nước nhiều để chúng ít bị nhiễm trùng rốn.
+ Vịt con từ 4 – 10 ngày tuổi.
Tập cho vịt ăn thêm rau xanh, rong, rêu trộn lẫn với cơm. Ngoài ra cho vịt ăn thêm mồi (con ruốc, tôm, tép, khô cá cơm), tập cho ăn mồi từ ít tới nhiều, không nên cho vịt ăn quá nhiều một lúc vì chúng dễ bị bội thực chết.
Đồng thời phải tập cho vịt xuống nước tắm, những ngày đầu chỉ cho vịt xuống nước từ 5 – 10 phút, sau tăng dần lên 30 phút và ngày thứ 10 trở đi cho vịt xuống nước tự do.
+ Vịt con từ 11 – 16 ngày tuổi
Cho vịt ăn thức ăn bằng gạo lức hay ngô xay không cần nấu chín mà chỉ cần ngâm vào nước cho mềm. Đến khi vịt được trên 15 ngày tuổi thì bắt đầu cho chúng ăn lúa nấu chín, có thêm cám và rau xanh thì càng tốt. Mỗi ngày n ên cho ăn 2 bữa kết hợp với chăn thả ngoài đồng để vịt kiếm thêm thức ăn. Trong giai đoạn này phải bổ sung chất đạm như tôm, cua, cá khô băm nhỏ… vào thức ăn cho vịt
+ Vịt con từ 17 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi
Thời gian này vẫn cho vịt ăn lúa nấu chín kết hợp với lúa không nấu. Đến ngày thứ 20 trở đi không cần phải nấu lúa nữa mà cho vịt ăn lúa thường
Nuôi vịt từ 30 – 80 ngày tuổi
Sau 30 ngày tuổi, vịt đã ăn được lúa và tự kiếm được mồi. Thả vịt ra ngoài đồng, bình quân cứ 10 hecta ruộng lúa vừa gặt có thể nuôi từ 2000 – 3000 vịt thịt. Trong quá trình chạy đồng và nhốt vịt, cần chú ý tránh mưa, gió lùa cho vịt. Về ban đêm, nếu thấy vịt ngủ yên là vịt no và khỏe mạnh. Khi thời tiết thay đổi hoặc vịt bị đói thì chúng thường kêu và cả đàn xôn xao, buổi trưa khi nghỉ vịt thường nằm lim dim mắt.
Nếu thấy vịt ủ rũ, chậm chạp hoặc kêu nhiều là vịt bị mệt, khát nước hay bị quá nóng . Cần tránh xua đuổi và bắt vịt nhiều làm chúng đè lên nhau gây dập ống lông non dẫn đến còi cọc. Khi chăn thả vịt ngoài đồng, mỗi đàn chỉ nên nhốt trung bình từ 500 – 3000 con (không nên nhốt quá đông vì như vậy sẽ khó quản lý và thiếu thức ăn, vịt không no, chậm lớn). Nuôi vịt ở vùng ven biển phải tập cho vịt quen dần với nước mặn. Những ngày đầu tập cho chúng xuống nước mặn từ 20 – 30 phút sau tăng dần.
Trước khi cho vịt xuống nước mặn phải cho chúng tắm và uống nước ngọt, khi đưa chúng về cũng phải cho tắm và uống nước ngọt để vịt không bị trúng độc nước mặn (trong nước mặn và thức ăn mặn có muối dễ gây ngộ độc cho vịt).
Vịt từ 35 – 40 ngày tuổi, lông nhú ra đều nhau gọi là “răng lược” sau đó mọc dài hơn. Đến 70 – 90 ngày tuổi, vịt mọc đủ lông gọi là vịt “chéo cánh”. Lúc đó vịt đúng tuổi giết thịt, vịt đã mập và chậm lớn.
Trong mùa mưa (từ tháng 4 – tháng 10) vịt thường được thả trong ruộng lúa để ăn sâu bọ, bọ gậy v.v… vừa giúp ích cho cây trồng vừa phát triển được chăn nuôi. Tuy vậy vẫn phải cho chúng ăn thêm lúa và con mồi để đảm bảo chất dinh dưỡng cho vịt.
Theo Thị trường nông nghiệp
Kỹ thuật chăn nuôi vịt đẻ
1- Vệ sinh chuồng trại:
Dọn sạch tẩy uế chuồng, sát trùng nền, trần, tường bằng thuốc sát trùng con cò 2% hoặc FOMOL 2%. Chất độn chuồng ( Rơm, trấu...) phải được khử trùng bằng FOMOL 12% hoặc xông FOMOL + thuốc tím (30 cc FOMOL + 15 g thuốc tím dùng cho 1 m3 chất độn chuồng) và có độ dày tối thiểu là 5 cm.
2. Nền chuồng và quây vịt:
Nền chuồng nuôi có thể bằng sàn lưới hoặc nền xi măng. Đối với sàn lưới, kích thước mắt lưới 18-19 mm. Quây bằng vật liệu rắn có đường kính 3-4m, thành quây cao 0,5-0,8 m ( 200-300 con vịt). Sân, ao để vịt lội nước và rỉa lông.
Mật độ nuôi vịt: Vịt 1-3 tuần: 7-10 con/m2. Vịt trên 4 tuần tuổi: 5 con/m2. Vịt đẻ: 4 con/m2.
3. Dụng cụ chăn nuôi:
- Máng ăn: Dùng máng tròn hoặc nia có đường kính 0,8 m cho 50 vịt từ 1-3 tuần tuổi và cho 40 vịt lớn hơn 4 tuần tuổi.
- Máng uống: Có thể dùng thau nhựa đường kính 0,3 m cho 50 vịt từ 1-3 tuần tuổi, cho 40 vịt lớn hơn 4 tuần tuổi.
- Chụp sưởi, bóng điện dùng sưởi ấm và chiếu sáng cho vịt.
Chăm sóc và nuôi dưỡng:
1. Đối với vịt con ( 1-7 tuần ):
- Chọn vịt mới nở có rốn khô, lông mượt, chân, mỏ no bóng, nhanh nhẹn. Loại bỏ những con dị tật, hở rốn, chọn vịt có trọng lượng từ 45 g trở lên.
- Sưởi ấm cho vịt:Vịt giai đoạn này cần được sưởi ấm, mức độ và thời gian sưởi phụ thuộc vào nhiệt độ xung quanh, đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi.
Từ 1-3ngày: Nhiệt độ thích hợp là 36-38 0C
Từ ngày thứ tư trở đi, mỗi ngày giảm 1oC cho tới khi đạt 20oC thì dừng lại.ẩm độ không khí thích hợp là 60-70% (ẩm độ cao rất nguy hiểm cho vịt con cho nên cần duy trì lớp độn chuồng luôn khô ráo).
- Chiếu sáng: Tuần thứ nhất đến tuần thứ hai chiếu sáng 24 giờ trong ngày, sau đó là 18 giờ trong ngày.
Cường độ chiếu sáng giai đoạn này là:
Vịt 1-10 ngày 2w/m2
Vịt trên 10 ngày 0,5w/m2.
Ban ngày dùng ánh tự nhiên.
-Nước uống; Vịt cần nhiều nước, nên cấp nước sạch cho vịt cả ngày lẫn đêm. Nhiệt độ nước không dưới 6oC và không quá 20oC.
Thức ăn cho vịt : Vịt từ 1-3 tuần tuổi dùng cám con cò C 62.
Vịt từ 4-8 tuần dùng cám đậm đặc con cò C 65. Cám con cò C 65 được pha trộn theo tỷ lệ 36% con cò C 65 cộng 64% tấm hoặc gạo.
2-Nuôi vịt hậu bị:
Vịt hậu bị là giai đoạn vịt từ 8 tuần tuổi đến khi bắt đầu đẻ(20 tuần). Vịt ở giai đoạn này phải hạn chế về khẩu phần ăn để vịt đạt trọng lượng theo yêu cầu của giống. Từ đó đảm bảo năng suất cao trong giai đoạn sinh sản. Nếu nuôi vịt đẻ lấy trứng ấp thì nhốt chung con trống với con mái.
* Điều kiện khí hậu:
Lưu ý thời gian thay lông, vịt rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp và mưa, do đó giai đoạn này chuồng phải sạch và khô.
* Sân chơi cho vịt:
Sân chơi có thể là bãi cỏ, bãi cát hay sân gạch... Nhưng phải phẳng để tránh làm xây xát bàn chân tạo điều kiện cho nấm hoặch vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Sân này có diện tích bằng hai lần diện tích chuồng.
* Ao bơi:
Cần có ao bơi cho vịt để vịt bơi lội và giao phối. Ao có diện tích bằng hai lần diện tích sân và liền sân;
* Nước uống:
Cung cấp đầy đủ nước cho vịt cả ngày lẫn đêm.
* Thức ăn:
Vịt ở giai đoạn này sử dụng thức ăn đậm đặc con cò C 65. Tỷ lệ pha trộn cám con cò C 65 là 30 % cám trộn với 70% là thóc.
Dùng khẩu phần ăn hạn chế từ 70g/con/ngày ở tuần thứ 9 cho tới 120 g/con/ngày ở tuần thứ 4. Vịt ở tuần thứ 20 và 21 bắt đầu cho ăn thức ăn dành cho vịt đẻ là cám đậm đặc con cò C61 với tỷ lệ trộn như sau: Trộn 40 % cám với 60 % thóc.
* Kiểm tra trọng lượng vịt vào các thời điểm vịt được 3 tuần, 60 ngày, 70 ngày, 140 ngày, bắt ngẫu nhiên 10% tổng đàn, cân vịt vào thời điểm cố định vào buổi sáng lúc vịt thay lông. Nếu vịt có khối lượng lớn hơn tiêu chuẩn thì ta dùng khẩu phần hiện tại cho tuần kế tiếp. Nếu vịt có khối lượng nhỏ hơn trọng lượng tiêu chuẩn thì ta cho vịt ăn khẩu phần của tuần kế tiếp sau.
* Chiếu sáng: Vịt giai đọan này dùng ánh sáng tự nhiên ban ngày. Đổi với chuồng kín không có cửa sổ phải chiếu 10 giờ/ngày.
* Nuôi vịt đẻ:
Vịt được chuyển vào chuồng đẻ trước khi vịt đẻ 2 tuần. Tiến hành chọn vịt, loại thải những vịt không đủ tiêu chuẩn. Vịt lấy trứng ấp thì bố trí thêm trống theo tỷ lệ 1 trống 8 mái.
* Điều kiện khí hậu: Nhiệt độ: 16-22 oC; ẩm độ: 60-80%.
* ánh sáng và chế độ chiếu sáng:
Vịt ở tuần thứ 15: chiếu sáng 10 giờ/ngày; vịt ở tuần thứ 16 : chiếu sáng 12 giờ/ngày.
Sau đó tăng dần mỗi ngày 1 giờ chiếu sáng cho 1 tuần để đến khi vịt ở 22 tuần tuổi thời gian chiếu sáng là 18 giờ/ngày và duy trì thời gian này suốt thời kỳ đẻ. Tuyệt đối không được ngắt quãng chế độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất đẻ.
*Nước uống: Rất quan trọng với vịt, phải đảm bảo luôn đủ nước sạch và mát, đặc biệt là vào ban đêm. Nhu cầu hàng ngày của vịt đẻ là 600-750 cc/con/ngày.
* Thức ăn cho vịt đẻ: Thức ăn sử dụng tốt nhất hiện này là cám hỗn hợp con cò C64 hay cám đậm đặc con cò C61 pha trộng 40 % cám với 60 % thóc dùng cho vịt đẻ. Định lượng cho vịt đẻ là 150 g/con/ngày.
* Thu nhặt trứng: trứng được thu vào khoảng 6-7 giờ sáng. Trứng ấp phải được khử trùng 1 lần sau khi nhặt cho vào phòng bảo quản. Chú ý phòng bệnh cho vịt theo hướng dẫn của cán bộ thú y.
III- CÁC GIÔNG VỊT
Vịt Uyên ương
Với thú chơi chim cảnh và các loại chim quý hiếm ,Vịt Uyên Ương là một loại không thể bỏ qua.Trang trại Vườn Chim Việt xin giới thiệu đến quý khách hàng loại vịt nay.Uyên ương (danh pháp hai phần: Aix galericulata) là một loài vịt đậu cây kích thước trung bình, có quan hệ họ hàng gần gũi với vịt Carolina ở Bắc Mỹ.

“Vịt uyên ương”chúng đẹp như đúng cái tên của nó,hãy đến với Vườn chim việt để cảm nhận và đánh giá .Hiên tại chúng tôi đang có loại trưởng thành để biết rõ hơn xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
Kích thước chiều dài của nó là 41–49 cm và sải cánh dài 65–75 cm.
Uyên ương trống (còn gọi là uyên) có bộ lông sặc sỡ khó nhầm lẫn. Nó có mỏ đỏ, vệt lông hình lưỡi liềm lớn màu trắng phía trên mắt và mặt đỏ cùng “ria”. Ngực màu tía với hai sọc trắng theo chiều dọc, hai hông hung hung đỏ, với hai cụm lông giống như hai lá buồm màu da cam ở lưng. Con mái (còn gọi là ương) trông tương tự như con mái của vịt Carolina, với vành khuyên màu trắng quanh mắt và sọc chạy ngược về phía sau từ mắt, nhưng nhạt dần, nó có sọc nhỏ màu trắng bên hông và đầu mỏ nhạt màu.
Loài này đã từng phổ biến ở miền đông châu Á, nhưng sự xuất khẩu ở quy mô lớn và sự phá hủy môi trường sinh sống miền rừng của nó đã làm suy giảm quần thể uyên ương tại miền đông Nga và tại Trung Quốc xuống dưới 1.000 đôi, mặc dù tại
Nhật Bản có thể còn khoảng 5.000 đôi.
Các mẫu vật sống thường thoát ra khỏi các bộ sưu tập và trong thế kỷ 20 một quần thể hoang dã với số lượng khoảng 1.000 đôi đã xuất hiện tại
Vương quốc Anh. Mặc dù nó có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn, nhưng loài vịt này không được bảo vệ tại đây do loài này không là loài bản địa.
Trong tự nhiên, uyên ương sinh sản trong các khu vực nhiều cây cối gần các ao, hồ nước nông, đầm lầy. Chúng làm tổ thành các hốc trên cây, gần với mặt nước. Con trống không chăm lo gì đến việc ấp và bảo vệ trứng, nó để mặc cho con mái tự làm lấy việc này. Tuy nhiên, trái với các loài vịt khác, uyên ương trống không bỏ rơi gia đình, nó chỉ tạm thời rời bỏ con mái trong thời gian ấp trứng và sẽ quay trở lại khi trứng đã nở. Ngay sau khi uyên ương con nở ra, mẹ chúng bay xuống đất và kêu để giục các con rời tổ. Sau đó các uyên ương con sẽ theo mẹ đến một vùng nước gần đó, nơi chúng sẽ thường xuyên gặp mặt cha mình – lúc này uyên ương cha đã quay trở về và bảo vệ con cái cùng mẹ chúng.
+ Nếu như uyên ương cha không có mặt thì nhiều khả năng nó đã chết trong quá trình rời nhà trước đó. Quần thể châu Á là chim di trú, chúng trú đông tại các vùng đất tấp ở miền đông Trung Quốc và miền nam Nhật Bản.
Uyên ương kiếm ăn bằng cách bơi lội hay đi lại trên mặt đất. Chúng chủ yếu ăn các loại rau cỏ và hạt, đặc biệt là quả sồi. Chúng đi kiếm ăn lúc chạng vạng hay rạng đông, còn ban ngày thì đậu trên cây hay ở dưới mặt đất để nghỉ ngơi.
Chúng có thể tạo thành các bầy nhỏ trong mùa đông, nhưng ít khi thấy chúng tụ tập cùng các loài vịt khác.
Uyên ương được biết đến và được tôn sùng tại châu Á từ trước công nguyên. Người phương Tây nhanh chóng nhận ra chúng khi họ xuất hiện tại khu vực Đông Á – những đôi uyên ương nuôi nhốt được đưa sang châu Âu có lẽ từ đầu thế kỷ 18. Uyên ương khá dễ nuôi cũng như dễ sinh đẻ và vì thế được nhiều người chăn nuôi trong các khu bảo tồn phục vụ cho săn bắn/du lịch cũng như trong các vườn bách thú.Người Trung Quốc cũng như người Việt Nam đều gọi loài này là uyên ương (tiếng Trung giản thể: 鸳鸯, phồn thể: 鴛鴦, bính âm: yuān yāng), thường xuyên được thể hiện trong nghệ thuật phương Đông và nó được coi là biểu tượng của hạnh phúc và chung thủy trong hôn nhân.
Tục ngữ Trung Hoa sử dụng uyên ương làm phép ẩn dụ để chỉ các cặp đôi yêu nhau: “Uyên ương hí thủy” (tiếng Trung giản thể: 鸳鸯戏水, phồn thể: 鴛鴦戲水, bính âm: yuān yāng xì shǔi). Biểu tượng uyên ương cách điệu hóa cũng được sử dụng trong các đám cưới của người Trung Quốc. Thời xưa, những đôi uyên ương được dùng làm quà tặng tại đám cưới ở Trung Quốc như là biểu tượng của lòng chung thủy
|