Nuôi Ngỗng và ngan

Kỹ thuật nuôi Ngỗng

Ngỗng là loại dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, ít mắc bệnh hơn gà, vịt. Nuôi từ 5 - 10 tháng ngỗng đã cho thu hoạch với trọng lượng từ 4 - 7kg

Chọn giống

Có nhiều giống ngỗng: ngỗng trắng, ngỗng xám vằn, loại chân thấp, chân cao... Nếu nuôi ngỗng đàn nên chọn những con lông xám hoặc vằn, chân to, vì chúng đi khoẻ, chịu kiếm ăn. 
Khi ngỗng mới nở chọn những con có bộ lông mịn, sáng; lỗ hậu môn gọn, khô; mắt sáng; đi lại nhanh nhẹn; ăn uống bình thường.

Với ngỗng cái chọn con có mắt to, đen, sáng, cổ nhỏ, dài, ngực gọn mình dài; bụng dưới nở nang, phao câu to. Những con loại này đẻ tốt, mắn đẻ, ấp khéo; đối với ngỗng đực chọn những con có cổ ngẩng cao, ngực nở, hai chân cao bước gọn, vững chắc, thân mình dài cá trắm, lỗ hậu môn màu hồng...

Gột ngỗng con

Thời gian từ khi nở đến khi ngỗng ăn uống thành thạo (khoảng 30 ngày) là gột ngỗng (úm). Đây là thời gian đòi hỏi chăm sóc chu đáo, tỉ mỉ vì ngỗng con mới nở còn yếu, ăn uống chưa quen, thích ứng kém.

Lúc ngỗng con mới nở, lông còn ướt, phải bỏ ngỗng vào thúng, dưới lót rơm mềm, trên miệng đậy lượt vải thưa để ủ; thời gian ủ lông khoảng 10 - 12 giờ. Khi ngỗng con khô lông xong cho ăn uống.

- Thời kỳ đầu (5 - 7 ngày) cho ăn bột ngô, gạo mì, trộn với rau tươi rửa sạch, thái nhỏ (tốt nhất là rau diếp). Mỗi ngày một con ăn 50 g thức ăn tinh và 100 g rau xanh chia làm 4 bữa: sáng, trưa, chiều, tối (21 giờ), cho ăn dần dần, từng ít một, ăn xong cho uống nước ngay, nước phải trong và sạch.

- Ngày thứ 8 trở đi lượng thức ăn tăng dần lên. Trời ấm có thể thả ngỗng ra những nơi có cỏ để ngỗng vặt ăn, khoảng 70 g tinh +120 g rau xanh/con.

- Ngày thứ 12 trở đi, có thể giảm bớt lượng thức ăn ngô, bột gạo..., cho ăn thêm khoai băm nhỏ, tập cho ăn thêm thóc, khoảng 100 g tinh +150 g rau xanh/con.

- Khi ngỗng con được khoảng 30 ngày có thể thả cho nhặt thóc rụng ngoài đồng, chỉ cho ngỗng ăn thêm rau, củ vào buổi tối.

Vỗ béo ngỗng

Để tăng tỉ lệ mỡ và chất lượng thịt thơm ngon, nên vỗ béo trước khi đem thịt.

Cách vỗ béo: Chọn những con ngỗng trên 5 tháng tuổi, nhốt vào ngăn chuồng nhỏ (mỗi ngăn một con), kín, tối và thông thoáng. Chuồng đặt nơi yên tĩnh, không có ánh sáng ban ngày lọt vào nhiều. Thời gian vỗ béo khoảng 15 - 20 ngày, không nên kéo dài, vừa tốn thức ăn mà hiệu quả không cao hơn.

 NGỖNG TRỜI Graugänse Anser anser (Linnaeus)

Chim đực trưởng thành:

Đầu, cổ và mặt lưng nâu xám. Vai cũng giống lưng nhưng hơi phớt xám nhạt. Lưng dưới và hông chuyển dần thành xám hơi xanh. Trên đuôi trắng. Phía trước cổ, ngưc và bụng nâu xám nhạt, thỉnh thoảng có điểm đen. Cuối bụng và dưới đuôi trắng. Hai đôi lông đuôi ngoài trắng, đôi giữa nâu có mút trắng, các lông đuôi khác chuyển dần từ trắng sang nâu. Sườn trắng có vằn ngang xám nhạt. Lông bao cánh nhỏ, các lông cánh nhỏ, phần gốc các lông cánh và lông bao cánh sơ cấp xám xanh nhạt. Phần còn lại của cánh nâu. Lông dưới cánh và nách xám xanh nhạt.

Chim cái:

Kích thước hơi nhỏ hơn chim đực.

Chim non:

Màu sắc gần giống chim trưởng thành: đầu xám, không có các điểm đen ở ngực. Sườn xám nhạt. Mỏ, chân vàng nhạt. Mắt nâu. Mỏ và chân hồng nhạt.

Kích thước:

Cánh (đực): 430 - 513, (cái): 395 - 470; đuôi: 126 - 146; giò: 72 - 82; mỏ: 53 - 70 mm. Trọng lượng 2, 6 - 6 kg.

Phân bố:

Ngỗng trời là loài làm tổ ở Aixơlen, Bắc Anh, Tây và Nam bán đảo Xcăngđinavi, vùng ôn đới châu Á. Mùa đông di cư về phía Nam từ Địa trung hải, qua Trung Á, Ấn Độ, Miến Điện, đông và Nam Trung Quốc, và Bắc Việt Nam.

 


 



 




 

Ngỗng chân hồng 

(Anser brachyrhynchus) là một loài ngỗng sinh sản tại GreenlandIceland và Svalbard. Nó là loài di cư, mùa đông sống ở tây bắc Châu Âu, đặc biệt là tại Đảo AnhHà Lan và miền tây Đan Mạch.

Nó là một loài ngỗng có kích thước vừa, dài 60–75 cm (24–30 in), sải cánh 135–170  (53–67 in) cm và nặng 1.8–3.4 kg (4–7.5 lbs). Có có một cái mỏ ngắn, có màu hồng sáng ở giữa và màu đen ở gốc và đầu.

Một số giống ngan và ngỗng ở Việt Nam

Ngan nội có nguồn gốc xa xưa từ Nam Mỹ, được nhập vào nước ta từ lâu, được nuôi nhiều ở nhiều nơi thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng

Nguồn gốc và đặc điểm giống ngan nội

• Ngan nội có nguồn gốc xa xưa từ Nam Mỹ, được nhập vào nước ta từ lâu, được nuôi nhiều ở nhiều nơi thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng. Có 3 loại màu lông: trắng (ngan Ré), loang trắng đen (ngan Sen) và màu đen (ngan Trâu).

Ngan Ré có khối lượng lúc 4 tháng tuổi con mái 1,7 - 1,8 kg/con, con đực 2,8 - 2,9 kg/con.

Ngan Sen có khối lượng lúc 4 tháng tuổi, con mái 1,7 - 1,8 kg/con, con đực 2,9 - 3,0 kg/con.

Ngan Trâu có tầm vóc to, thô, dáng đi nặng nề. Sau 5 tháng ngan bắt đầu đẻ. Một năm đẻ 3 - 5 lứa, năng suất trứng 50 - 75 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 65 - 67 g/quả.

con ngan




Nguồn gốc và đặc điểm giống ngan ngoại nhập

• Ngan Pháp R51 có nguồn gốc từ Pháp, nhập vào Việt Nam từ năm 2001. Hiện nay được nuôi ở một số địa phương: Hà nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá. Ngan 1 ngày tuổi có lông màu vàng rơm, chân, mỏ có màu hồng hoặc trắng, trên đầu có đốm đen hoặc nâu. Đến tuổi trưởng thành, ngan có màu lông trắng. Mọc lông đầy đủ lúc 11 - 12 tuần tuổi, 4-5 tháng tuổi thay lông. Khối lượng mới nở 55 g/con; 12 tháng tuổi đạt 3,5 kg; 24 tháng tuổi nặng 4,0 kg/con. Tuổi đẻ 5% lúc 200-205 ngày. Khối lượng trứng 75 g/quả. Năng suất trứng 110 quả/mái. Tỷ lệ ngan nở loại 1/tổng số trứng ấp là 80%.

• Ngan Pháp R71 có nguồn gốc từ Pháp và được nhập vào Việt nam năm 2001 được nuôi ở Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc... Ngan 1 ngày tuỏi có màu lông vàng rơm, có hoặc không có đốm đen trên đầu. Chân, mỏ màu hồng. Khi trưởng thành ngan có màu lông trắng. Khối lượng ngan mới nở 53 g/con, lúc 12 tuần tuổi nặng 3,6 kg, 24 tuần tuổi nặng 4,2 kg/con. Tuổi đẻ 5% lúc 203 ngày. Năng suất trứng/mái/2 chu kỳ 185 - 195 quả. Khối lượng trứng 80 g/quả. Tỷ lệ phôi 93%, tỷ lệ nở loại 1/tổng số trứng ấp là 81%.

• Ngan Pháp siêu nặng có nguồn gốc từ Pháp được nhập vào Việt Nam năm 1998, được nuôi ở nhiều nơi như: Hà Nội, Hưng Yên, Hà Bắc, Hà Tây... Ngan có lông màu trắng tuyền. Mào và tích tai màu đỏ. Khối lượng ngan lúc 1 tuần tuổi 150 g/con, lúc 6 tuần tuổi 1,8 kg và lúc 12 tuần tuổi con trống nặng 4,4 kg, con mái nặng 2,7 kg/con. Sau 165-185 ngày ngan bắt đầu đẻ. Năng suất trứng 95 - 100 quả trong 28 tuần. Khối lượng trứng 80 g/quả.

• Ngỗng Xám là con lai giữa ngỗng cỏ (Ngỗng Sen) với các giống ngỗng khác như ngỗng Sư Tử Trung quốc, ngỗng Rheinland, được nuôi nhiều ở Đồng bằng Sông Hồng, nhiều nhất là ở Hà Tây. Có 3 loại màu: lông màu xám có loang trắng từ cổ tới bụng, chân, mỏ màu xám chiếm 60%; lông xám hoàn toàn, mỏ có đốm trắng, ống chân vàng, bàn chân xám chiếm 20%; lông xám có loang trắng, da chân màu vàng hoặc xám chiếm 20%. Khối lượng lúc 11 tuần, con mái nặng 3,8 kg, con trống nặng 4,3 kg/con. Bắt đầu đẻ lúc 240 ngày tuổi. Mỗi năm đẻ 3-4 lứa, mỗi lứa đẻ 10 quả. Khối lượng trứng nặng 180 g/quả.

• Ngỗng Sư Tử có nguồn gốc từ Trung quốc, được nuôi ở nhiều nơi thuộc đồng bằng Sông Hồng và tập trung ở Hà Tây. Lông màu xám, đầu to, mỏ den thẩm, mào màu đen và to (đặc biệt là con đực). Mắt nhỏ màu nâu xám. Phân trên cổ có yếm da. Thân hình dài vừa phải, ngực khá to nhưng hẹp. Khối lương con cái 5-6 kg, con đực nặng 6-7 kg/con. Thành thục lúc 8-9 tháng tuổi. Năng suất trứng 55 - 70 quả/mái/năm.

• Ngỗng Rên Lan (Reinland) có nguồn gốc từ vùng Reinland của Đức. Được nhập vào Việt Nam năm 1976 từ Hungari. Ngỗng được nuôi ở nhiều nơi thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng như: Gia Lâm, Đông Anh (Hà Nội), Cẩm Giàng, Khoái Châu (Hưng Yên), Yên Phong, Việt Yên ( Băc Giang), Vĩnh Yên, Vĩnh Lạc (Vĩnh Phúc). Ngỗng có lông màu trắng tuyền. Khối lượng cơ thể lúc 77 ngày tuổi, con mái nặng 3,6 kg, con trống nặng 4,0 kg/con. Thành thục lúc 7,5 tháng tuổi. Năng suất trứng 57 quả /mái/năm. Tỷ lệ phôi 88-92%, tỷ lệ nở/phôi 75,4%. Ngỗng được nuôi để lấy thịt, vỗ béo lấy gan và lấy lông.

Kỹ thuật nuôi ngan thịt
Giống và dụng cụ nuôi 
Chọn ngan con nở đúng ngày (34-35 ngày), dáng nhanh nhẹn, lông tơi bông, mắt sáng, chân và bụng vừa phải.- Chuồng nuôi cần khô ráo, dễ làm vệ sinh, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, nền chuồng lát bằng gạch hoặc xi măng. Có chất độn chuồng vì ngan thải phân và nước tiểu rất nhiều. Cần làm sân, vườn, ao hồ chứa nước cho ngan vận động và từ tuần thứ 3 trở đi, để ngan tắm.- Máng ăn dùng máng tôn kích cỡ rộng 50cm, dài 70cm, cao 2cm. Máng uống dùng loại máng tròn 5 lít.- Chụp sưởi: có thể dùng hệ thống lò sưởi hoặc bóng điện đảm bảo cung cấp nhiệt cho ngan con.- Quây: Dùng cót ép chiều cao 0,5m, dài 45m quây tròn cho 60-70 con ngan con.- Rèm che: Dùng cót phên liếp…che quanh chuồng để giữ nhiệt và tránh gió lùa.Chuồng nuôi và dụng cụ phải được cọ rửa sạch sẽ. Để trống chuồng 15-20 ngày, làm vệ sinh, quét vôi đặc 40%, khử trùng bằng formol 0,05%.
Ánh sáng 
Ngay từ 1-3 tuần tuổi chiếu sáng 24/24 giờ. Từ 4-6 tuần tuổi giảm chiếu sáng từ 20-24 giờ/ngày, bóng điện treo cao cách nền chuồng 0,3-0,5m. Từ tuần thứ 8-12 hoàn toàn sử dụng ánh sáng tự nhiên Nước uống 
Cần cho ngan uống nước sạch trong suốt quá trình nuôi. Khi mới bắt vào quây nuôi, phải cho ngan uống liên tục từ 3-4 giờ, rồi mới cho ăn.  
 Thức ăn 
Mỗi ngày cho ngan ăn 6-8 lần để cho thức ăn luôn mới, tránh lãng phí. Nếu nuôi thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp trộn thêm với gạo lức. Nếu nuôi bán chăn thả, nên kết hợp sử dụng thức ăn công nghiệp với các loại thức ăn như ngô, cám gạo, đỗ tương, giun, ốc, rau… 
Thời kỳ vỗ béo 
- Thời gian vỗ béo ở ngan cái là 50-58 ngày tuổi và ở ngan đực là 63-70 ngày tuổi.- Dùng ngô hạt, đỗ tương luộc chín nhồi cưỡng bức 2 lần/ngày. Lượng thức ăn tăng dần 200-300g/con/ngày.Dùng các loại thức ăn hỗn hợp cho ngan, vịt và sử dụng thức ăn nấu chín cho ngan ăn.
Phòng ngừa bệnh tụ huyết trùng, dịch tả…bằng vaccin. Loại bỏ hoặc nhốt riêng những con ngan nhỏ, yếu, phòng bệnh Salmonella, E.coli ngay ở tuần đầu. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

Kỹ thuật nuôi ngan Pháp thương phẩm
1. Mục tiêu Ngan thịt sinh trưởng, phát triển nhanh, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp, tỷ lệ nuôi sống cao, bộ lông phát triển bình thường
2. Chuẩn bị dụng cụ chuồng trại  
Chuồng nuôi: Chuồng nuôi và dụng cụ phải rửa sạch sẽ, trống chuồng trước khi nuôi 15-20 ngày và được xử lý theo qui trình vệ sinh thú y, quét vôi đặc 40%, khử trùng bằng formol 3% từ 2-3 lần. Trước khi xuống ngan con 1-2 ngày, phun khử trùng lần cuối cùng (đóng kín cửa để phun sau 5h mới mở ra).Máng ăn: Dùng máng ăn bằng tôn có kích thước 70-2,5, sử dụng cho 70-100 con 1 máng. Từ tuần tuổi thứ 3 trở đi ngan ăn bằng máng tôn có kích thước 70 Máng uống: Giai đoạn 1-2 tuần tuổi sử dụng máng uống tròn loại 2 lít. Giai đoạn 3-12 tuần tuổi sử dụng máng uống tròn loại 5 lít, dùng cho 20-30 con 1 máng đảm bảo cung cấp 0,3-0,5 lít nước mỗi con 1 ngày, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho ngan. Chụp sưởi: Có thể dùng bóng điện đảm bảo cung cấp nhiệt cho đàn con. Dùng bóng điện 75W 1 quây (60-70 ngan). Mùa đông 2 bóng 1 quây, ở nhiều nơi không có điện dùng bếp than lò ủ trấu v.v... Cần hết sức chú ý phải có ống thông khí thải của bếp trấu và lò ủ trấu ra ngoài chuồng. Nếu không hàm lượng khí độc cao gây ảnh hưởng tới sức khoẻ đàn ngan. Quây ngan: Dùng cót ép làm quây, chiều cao 0,5m; dài 4,5; sử dụng cho 60-70 con 1 quây, từ ngày thứ 5 tăng dần diện tích quây để cho ngan vận động, ăn uống. Từ cuối tuần thứ 3, đầu tuần thứ 4 trở đi bỏ quây để cho ngan vận động, ăn uống được thoải mái. Rèm che: Dùng vải bạt, cót ép hoặc liếp che xung quanh chuồng nuôi ngan con để giữ nhiệt và tránh gió lùa. Chất độn chuồng: Chất độn chuồng phải đảm bảo khô, sạch, không ẩm mốc sử dụng phôi bào, trấu, nếu không có dùng cỏ rơm khô băm nhỏ v.v...phun thuốc sát trùng bằng formol 2%. Chất độn chuồng nuôi ngan phải thay thường xuyên. Sân chơi: Cần có sân, hoặc vườn với mương nước sạch cho ngan vận động và tắm từ giữa tuần thứ 3 trở đi. Hàng ngày rửa thay mương nước 2 lần đảm bảo ngan luôn được tắm nước sạch.
 3. Chọn ngan giống 
Chọn ngan nở đúng ngày (từ ngày 34 và 35) khoẻ mạnh nhanh nhẹn. Lông bông, mắt sáng, bụng gọn, chân mập, có màu lông tơ đặc trưng của giống. Nên tách ngan trống, ngan mái nuôi riêng từ lúc 1 ngày tuổi. Ngan R31: lông màu vàng chanh, có phớt đen ở đuôi, ngan R51: lông màu vàng hoặc rơm, chân và mỏ màu hồng, có hoặc không có đốm đen trên đầu. Ngan siêu nặng: Lông màu vàng, vàng rơm có hoặc không có đốm đen trên đầu, chân và mỏ màu hồng. 
4.  Mật độ 
Tuỳ thuộc vào điều kiện chăn nuôi, mùa vụ và khí hậu mà quyết định mật độ chuồng nuôi, mật độ vừa phải thì ngan sinh trưởng và phát triển tốt và hạn chế được sự lây nhiễm bệnh tật. Từ 0-4 tuần tuổi: 15-20 con trên m
2 nền chuồng. Từ 9-12 tuần tuổi: 5-7 con trên m2 nền chuồng cộng với diện tích sân chơi bằng 2 lần diện tích nền chuồng.
5. Nhiệt độ và chế độ chiếu sáng
 Ngan không tự nhiên điều chỉnh được thân nhiệt trong 2 tuần đầu mới xuống chuồng, do vậy cần được đảm bảo được nhiệt độ cho ngan, nếu nhiệt độ không thích hợp thì tỷ lệ nuôi sống, khả năng sing trưởng bị ảnh hưởng, ngan dễ mắc bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá.Khi đủ ấm ngan nằm rải đều trong quây, khi thiếu nhiệt ngan nằm chồng lên nhau sát vào nguồn nhiệt. Nếu thừa nhiệt ngan nằm tản ra nguồn nhiệt nháo nhác khát nước. Ngan con cần chiếu sáng 24 trong ngày, ban ngày lợi dụng ánh sáng tự nhiên đảm bảo cường độ chiếu sáng 3W 1m
2 nền chuồng.
6. Thức ăn và phương pháp cho ăn
Phải bảo đảm được thức ăn luôn mới, thơm, không bị mốc mọt. Thức ăn cần phải cân đối về thành phần dinh dưỡng để đáp ứng đủ về nhu cầu sinh trưởng và phát triển của ngan trong từng giai đoạn, sử dụng nhiều loại nguyên liệu và thức ăn bổ sung động vật, thực vật, premix khoáng và vitamin.
Phương pháp cho ăn 
Với mục đích của người chăn nuôi là ngan lớn nhanh nên lượng thức ăn đảm bảo thoả mãn được nhu cầu của ngan, như vậy không có nghĩa là cứ cho ăn tự do ở mức lúc nào trong máng cũng có thức ăn, như vậy thức ăn sẽ bị ôi thiu, ẩm mốc, thức ăn của ngan giảm đi gây ảnh hưởng tới sinh trưởng, thậm chí gây bệnh cho ngan. Để ngan ăn được nhiều, hiệu quả chuyển hoá thức ăn tốt cần cho ăn như sau: Cho ngan ăn theo bữa, hết thức ăn mới cho ăn tiếp để cám thường xuyên mới và mùi thơm của cám sẽ kích thích được ngan ăn nhiều, đồng thời tránh cho ngan mổ cắn nhau.Từ 5-12 tuần tuổi có thể cho ngan ăn thêm rau xanh. 

 

 

Điều kiện và kỹ thuật ấp trứng ngan để có hiệu quả

 

 

7.1.    Chọn trứng ấp cho ngan

 

     -    Trứng để ấp chọn những quả vỏ sạch sẽ không dính phân, bùn, không dập vỡ. Khối lượng trứng từ 65-75 g.

 

Trứng ngan không tròn quá cũng như không dài quá. Không đứt giây chằng không loảng lòng. Soi trứng lên không có dị vật, vết máu.
7.2.    Bảo quản trứng ngan
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trứng bảo quản
+ Nhiệt độ:
Cần bảo quản trứng ở nhiệt 15-20°C. Khi nhiệt độ bảo quản lên cao sẽ làm cho phôi phát triển, song nên nhiệt độ không thích hợp sẽ gây chết phôi. Trứng ngan bảo quản trong 7 ngày ở nhiệt độ 28-33°C không ánh hưởng đến kết quả ấp nở. Có thể bảo quản trứng ngan đến 14 ngày ở 18-20°C vẫn cho tỷ lệ nở khá. Cần đảo trứng 1 lần/ngày với góc 180°. Tại các hộ gia đình có thể xếp trứng lên khay (để nằm ngang), nơi thoáng mát không bị hấp thụ nhiệt, không để trứng chồng lên nhau
+ Ẩm độ:
Ẩm độ thích hợp trong bảo quản là 75-82%. Ẩm độ thấp sẽ làm trứng bốc hơi nước, ẩm độ cao sẽ làm cho nấm mốc phát triển.
+ Sự giảm khối lượng trứng trong thời gian bảo quản
Trứng ngan bảo quản ở nhiệt độ 25-33°C trong 1 ngày giảm khối lượng 0,81%. Nếu khối lượng giảm hơn 1% tỷ lệ nở sẽ giảm rõ rệt.
+ Các chú ý khác:
-    Xếp trứng trong thời gian bảo quản: Trứng xếp trong khay, để nghiêng 30° hoặc nằm ngang, buồng khí xếp lên trên (đầu tủ), đầu nhỏ cho xuống dưới.
7.3.    Ấp trứng ngan bằng ngan mái (ấp tự nhiên)
Chọn trứng tươi mới đẻ được 7-10 ngày để ấp, trứng để lâu hơn 10 ngày, tỷ lệ ấp nở sẽ giảm. Nếu có nhiều trứng cũng chỉ xếp từ 20-25 quả một ổ cho 1 mái ấp, Xếp nhiều trứng 1 ổ, 
ngan mái không phủ kín trứng, nhiệt độ ấp các trứng không đều ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ nở
Trong 10 ngày đầu ngan mái tự sản ra nhiệt độ khoảng 38°5, sau đó khoảng 37°8, giảm dần xuống 37°2.
Trong những ngày đầu, con mái không rời khỏi ổ lúc nào, vì vậy cần cho ngan mẹ ăn uống ngay cạnh ổ. Những ngày sau ngan mẹ rời ổ ngày 1 đến 2 ỉần, rồi tăng số lần rời ổ để xuống ăn uống nhiều hơn.
Trong ấp tự nhiên không cần sự can thiệp của con người, chỉ cần chăm sóc con mẹ và bảo quản trứng trong ổ ấp.
Trứng ngan ấp 33-35 ngày thì nở. Những ngan con nở từ ngày 36 trở đi thường yếu không nuôi được. Vì vậy đến hết ngày thứ 35 người ta cho xuống ổ để 
nuôi ngan con. Tỷ lệ nở trên 90% so với trứng có phôi là đạt yêu cầu.
7.4.    Ấp trứng ngan nhân tạo bằng máy
7.4.1. xếp trứng
 Xếp trứng ngan vào khay ấp bằng gỗ, xếp trứng nghiêng 30°. Tránh rơi trứng trong quá trình đảo trứng.
7.4.2. Nhiệt độ, độ ẩm trong máy ấp
Ấp trứng ngan nội

Giai đoạn ấp, nở

 

Ngày ấp

 

Nhiệt độ

 

Độ ẩm (%)

 

Giai đoạn ấp

 

1-9

 

38°2-38°3

 

64-65

 

Giai đoạn ấp

 

10-30

 

37°6-37°7

 

55-58

 

Giai đoạn nở

 

31-35

 

37°3-37°4

 

80-85

 

Ấp trứng ngan Pháp

 

Giai đoạn ấp, nở

 

Ngày ấp

 

Nhiệt độ

 

Độ ẩm (%)

 

Giai đoạn ấp

 

1-11

 

38°2-38°5

 

64-65

 

Giai đoạn ấp

 

12-25

 

37°8-38°

 

55-57

 

Giai đoạn ấp

 

26-30

 

37°6-37°7

 

55-57

 

Giai đoạn nở

 

31-35

 

37°4-37°5

 

80-85

 

     -    Để điều chỉnh chế độ nhiệt và chế độ ẩm có hiệu quả, tiến hành kiểm tra sự giảm khối lượng trứng trong quá trình ấp. Cân tổng thể 50 quả trứng có đánh dấu để 5 ngày sau lại cân số trứng đó, nếu thấy bình quân giảm 0,38g ở giai đoạn 1, 0,47g ở giai đoạn 2 và 0,36g ở giai đoạn 3, tổng cả giai đoạn đến 30 ngày ấp, giảm 13-14% là lý tưởng nhất. Nếu sự giảm lớn hơn 15% hay nhỏ hơn 12% thì tỷ lệ nở sẽ thấp.

7.4.3. Đảo trứng ngan

Mục đích của việc đảo trứng là tránh cho phôi khỏi sát vào vỏ, làm cho quá trình trao đổi chết được cải thiện và phôi phát triển tốt, nhất là giai đoạn đầu và giai đoạn giữa.

Trứng được đảo một góc 90° nếu xếp nghiêng, đảo 180° nếu xếp nằm ngang, trứng được đảo 2 giờ/lần. Mỗi ngày đảo 10-12 lần. Nếu 6 ngày đầu không đảo, phôi chết, dính vào vỏ và không di động, sau 13 ngày không đảo, túi niệu không khép kín được, lượng albumin nằm bên ngoài túi niệu dẫn đến tỷ lệ chết phôi cao, mổ vỏ không đúng vị trí, phỏi dị hình ở phần mắt, mỏ và đầu.

7.4.4. Thông thoáng

Trứng vịt và trứng ngan có khối lượng 70-80 g hấp thụ 9169cm3 (Oz) oxy và thải 6607cm3 cacbonic (CO2), trứng gà hấp thụ 4000cm3 O2 và thải 3536cm3 CO2 Chính vì vậy trong máy ấp luôn phải đảm bảo 21% O2 và không quá 0,04-0,1% khí cacbonic. Nếu khí cacbonic lóm hơn 0,4% sẽ có hại tới sự sinh trưởng và phát triển của phôi thai, gây tỷ lệ chết cao, nồng độ O2 cũng không thể thấp hơn dưới 15%.

Vận tốc gió trong máy ấp 77 cm/giây, tốc độ quạt xấp xỉ 300 vòng/phút với máy ấp. Máy nở vận tốc gió 40-45 cm/giây.

Nếu 8 ngày ấp mà không khí lưu thông không đều sẽ làm phôi phát triển cũng không đều, chỗ nhanh, chỗ chậm. Sau 15 ngày, vị trí phôi không đúng, phôi phát triển không đều và sau 28-30 ngày phôi chết, có hiện tượng xuất huyết. Trong máy ấp, lỗ thông thoáng được mở 1/5 ở những ngày đầu, sau đó nới dần, càng tăng ngày ấp, càng mở rộng. Những ngày cuối, mở toàn bộ đặc biệt là mùa nóng. Mùa đông cần quan tâm đến nhiệt độ môi trường và kiểm tra nhiệt độ máy. Nếu nhiệt độ xuống thấp phải đóng bớt cửa lại. Đối với máy thủ công ngày đầu để hở 3 lồng thoáng, sau đó tháo dần lỗ thoáng ra những ngày cuối mở hết các lỗ thông thoáng.

7.4.5. Làm mát trứng ngan

Không thể thiếu được chế độ làm mát quá trình ấp trứng thuỷ cầm do cấu trúc vỏ và các thành phần dinh dưỡng bên trong quả trứng.

Quy trình về chế độ làm mát trứng

Chế độ quy định

Đơn vị

Chế độ 1

Chế độ 2

Chế độ 3

Số lần làm mát

Lần

1

2

3

Ngày bắt đầu và kết thúc giai đoạn làm mát

Ngày thứ

9-31

7-20

21-31

 1-14

 15-24

25-31

Thời gian làm mát

Phút

9 phút ngày đầu, sau 1 ngày + 1 phút tăng đến 25 phút giữ đến khi ra nở

9 phút ngày đầu,, sau 1 ngày + 1 phút tăng đến 25 phút giữ đến khi ra nở

 9 phút ngày đầu,, sau 1 ngày + 1 phút tăng đến 25 phút giữ đến khí ra nở

Thời gian đưa ra làm mát

Giờ

11 giờ sáng

9 giờ sáng 16 chiều

9 giờ sáng 16 giờ chiều 22 giờ đêm

Chế độ 3 cho tỷ lệ ấp nở cao nhất.

7.4.6. Kiểm tra sinh vật học

Cẩn kiểm tra sinh vật học thông qua soi trứng trong các giai đoạn ấp để biết khả năng phát triển của phôi và khả năng nở của mỗi lứa ấp. Lần 1 lúc 9 ngày, lần 2 lúc 17 ngày, lần 3 lúc 30 ngày.

+ Mục đích kiểm tra

-    Xác định được chất lượng sinh học của trứng.

-    Cho phép lập chế độ ấp trong những điều kiện cụ thể.

-    Xác định được nguyên nhân các đợt ấp kém.

-    Định ra phương hướng để nâng cao kết quả ấp nở.

+ Phương pháp kiểm tra

Dùng đèn soi để kiểm tra, loại những quả trứng trắng, trứng chết phôi để tiết kiệm chỗ, tránh ô nhiễm và xác định thời điểm phôi chết để có biện pháp cải thiện chế độ áp hay cải thiện chế độ nuôi dưỡng tránh gây thiệt hại không cần thiết, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Góc xếp trứng ngan: xếp nằm ngang (nếu cần diện tích máy có thể xếp nghiêng 30-45°).

Soi trứng kỳ 1: 9 ngày ấp; kỳ 2: 17ngày ấp; kỳ 3: 30 ngày ấp

 

Địa chỉ cá nhân
 
Phạm Hoành
Hamburg, Germany
phamhoanh2@yahoo.de
LỊCH ÂM
 
 
Diese Webseite wurde kostenlos mit Homepage-Baukasten.de erstellt. Willst du auch eine eigene Webseite?
Gratis anmelden