Cây đu đủ


 


Đu đủ thuộc họ Papayeceae, cao trung bình 2 - 4m. Thân trắng, không phân nhánh. Lá to, mọc so le, có cuống dài. Khi rụng, để lại vết thẹo ở thân cây. Hoa màu vàng lục nhạt, mọc ở kẽ lá.

Có hoa đực và hoa cái trên cùng một cây hoặc khác cây. Quả mọng to, hình trứng ngược hoặc thuôn dài. Khi chín có màu vàng sậm, hạt nhiều, màu đen.

Bộ phận dùng để ăn và làm thuốc

- Quả

- Nhựa (từ quả, lá, rễ, hoa)

Tác dụng dược lý

- Kháng khuẩn (rễ, vỏ, hạt).

- Diệt giun: trị giun đũa và giun kim (hạt).

- Chống sinh sản (cao hạt đu đủ), giảm tinh trùng, không độc và không ảnh hưởng đến tình dục.

- Chống ung thư (cao chiết với cồn ở lá đu đủ), giảm thể tích u báng, giảm sự tăng sinh khối u và mật độ tế bào ung thư.

Tính vị, công năng

- Quả đu đủ có vị ngọt, mùi hơi hắc, có tính mát.

- Có tác dụng làm mát gan, nhuận tràng, tiêu đờm, giải độc, tiêu thũng.

Công dụng quả đu đủ Việt Nam

- Quả đu đủ chín: Bổ dưỡng, giúp tiêu hóa, nhuận tràng. Trẻ em ăn đu đủ chín sau khi ăn cơm chiều, từ 7 - 10 ngày trở lên, thấy sổ ra nhiều lãi kim.

- Quả đu đủ xanh:

+ Đu đủ non, bổ đôi, hơ lửa cho nóng, chườm chỗ sưng đau. Hầm chân giò heo lợi sữa.

+ Đu đủ xanh già: nấu nhuyễn, ăn trước 2 bữa ăn chính. Hoặc tán xay thành bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 - 2 muỗng cà phê, chữa đầy bụng khó tiêu.

- Lá đu đủ:

+ Lá tươi giã nát, gói vào miếng gạc, đắp thái dương, chữa đau đầu.

+ Nước sắc đặc lá đu đủ có tính sát trùng, rửa vết thương, tẩy vết máu trên vải.

+ Lá đu đủ bọc thịt dai, cứng trong vài giờ, khi hâm thịt chóng nhừ.

+ Dân gian sắc 2 - 7 lá đu đủ tươi loại bánh tẻ với nước, uống chữa ung thư.

+ Nhựa mủ lá đu đủ bôi chữa chai chân, hột cơm, tàn nhang, hắc lào mới phát, eczema, vẩy nến.

+ Đắp lá đu đủ trị mụn nhọt, sưng tấy.

- Hoa đu đủ: trị ho trẻ em. Hoa đu đủ đực tươi (10 - 20g) trộn đường, đường phèn, mật ong, hấp cách thủy (hoặc hấp cơm).

- Rễ đu đủ: chữa băng huyết, sỏi thận, rắn cắn.

 

Kiêng kỵ: phụ nữ có thai, người có hội chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.

Trị rắn cắn

Rắn là loài động vật săn mồi từ khi trời chập choạng tối đến sáng hôm sau. Vì vậy, hàm lượng và độ độc của nọc rắn lúc này sẽ nhiều hơn thông thường. Nếu bị rắn cắn vào thời điểm này, nạn nhân sẽ gặp nguy hiểm nhiều hơn. Theo kinh nghiệm Đông y, có thể dùng trái đu đủ non để sơ cứu tại chỗ vết rắn cắn nhằm giữ tính mạng cho nạn nhân. Cách thực hiện như sau
- Thắt garo cách vết rắn cắn 5 - 10cm về tim, xiết vừa đủ chặt. Cứ 20 phút lại nới nhanh về phía tim khoảng 5cm.
- Nặn máu độc ra cho đến khi hết.
- Dùng dao đâm vào trái đu đủ non (cỡ bằng một nắm tay).
- Lấy bông gòn thấm mủ đu đủ rồi đắp lên vết thương do rắn cắn.
- Có thể dùng garo định vị miếng bông gòn trên vết cắn.
- Bổ nhỏ trái đu đủ (lấy cả vỏ lẫn hạt), giã nát.
- Thêm 1 chén nước vào, khuấy đều.
- Vắt lấy nước rồi cho người bị rắn cắn uống. Cứ 15 phút uống một lần. Mỗi lần 3 muỗng canh, cho đến khi muốn đi đại tiện.
- Sau đó, chuyển bệnh nhân đến các trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất để tiếp tục chữa trị.

Địa chỉ cá nhân
 
Phạm Hoành
Hamburg, Germany
phamhoanh2@yahoo.de
LỊCH ÂM
 
 
Diese Webseite wurde kostenlos mit Homepage-Baukasten.de erstellt. Willst du auch eine eigene Webseite?
Gratis anmelden