KIỂM TRA MÁU
I - Triglyceride
1. Chỉ số Triglyceride là gì?
Triglyceride là một dạng chất béo mà cơ thể chúng ta vẫn tiêu thụ mỗi ngày. Triglyceride cũng là một trong những thành phần chủ yếu của mỡ động vật, thực vật. Sau khi cơ thể tiêu hóa Triglyceride sẽ được tiêu thụ dưới dạng năng lượng tế bào khi di chuyển trong mạch máu.
Triglycerides chứa 3 axit béo. Sau khi được đưa vào cơ thể, Triglyceride sẽ được đưa đến phần ruột non sau đó phân tách ra và kết hợp với Cholesterol để tạo thành năng lượng.
Năng lượng này sẽ được tích trữ chủ yếu ở các tế bào gan và tế bào mỡ. Nếu cơ thể tích tụ Triglyceride quá lớn sẽ khiến chỉ số mỡ máu Triglyceride cao và gây hại cho cơ thể. Triglyceride bám vào các thành mạch gây nên các mảng mỡ bám trên động mạch, cản trở quá trình lưu thông máu. Chỉ số mỡ máu Triglyceride cao cảnh báo nguy cơ xơ vữa động mạch,nhồi máu cơ tim, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, đột quỵ...
2. Giá trị của chỉ số mỡ máu Triglyceride
Người bệnh có thể xác định chỉ số máu Triglyceride trong cơ thể thông qua xét nghiệm máu. Theo kết luận của Hội tim mạch Hoa Kỳ, chỉ số máu Triglyceride là cao, thấp hay bình thường được đánh giá theo 4 mức sau:
-
Chỉ số Triglyceride bình thường: dưới 150 mg/dL (1,7 mmol/L).
-
Chỉ số Triglyceride ở mức ranh giới cao: 150 - 199 mg/dL (1.7 - 2 mmol/L).
-
Chỉ số Triglyceride cao: 200 - 499 mg/dL (2 - 6 mmol/L).
-
Chỉ số Triglyceride rất cao: trên 500 mg/dL (trên 6 mmol/L).
3. Biến chứng khi tăng chỉ số mỡ máu Triglyceride trong cơ thể
Mỗi người sẽ có một chỉ số máu Triglyceride ở mức khác nhau. Khi chỉ số Triglyceride tăng cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu và gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe.
Chỉ số Triglyceride trong máu cao sẽ làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, nhất là những người có nồng độ HDL – cholesterol thấp hay đang bị đái tháo đường typ2.
Chất béo tích tụ lâu ngày trong các thành mạch sẽ gây tắc hẹp động mạch vành, gây đau tim, đột quỵ não. Nếu chỉ số Triglyceride cao,thường xuyên ở mức trên 200 mg/dl, người bệnh có nguy cơ bị xơ vữa động mạch, cao huyết áp, béo phì, mỡ máu...
4. Kiểm soát chỉ số mỡ máu Triglyceride tốt bằng cách nào?
Chỉ số máu Triglyceride cao là tình trạng rất phổ biến hiện nay. Để bảo vệ sức khỏe tốt nhất, cần duy trìc hỉ số Triglycerides thấp hoặc ở ngưỡng bình thường. Dưới đây là những phương pháp giúp điều chỉnh chỉ số Triglyceride cao bạn cần lưu ý:
-
Tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. Mỗi tuần nên tập thể dục ít nhất 5 ngày để gia tăng nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể.
-
Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất béo có hại như: đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, cá loại thịt có màu đỏ, mỡ động vật, thịt hun khói...
-
Hạn chế những loại thức ăn có lượng đường cao.
-
Nên sử dụng những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu...
-
Ăn nhiều cá nhất là những loại có chứa nhiều omega - 3 như cá hồi, cá thu, cá hồi...
-
Tránh xa rượu bia và các loại đồ uống chứa cồn.
-
Không hút thuốc lá.
-
Nếu đang mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp cần khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
5. Xét nghiệm tầm soát chỉ số mỡ máu triglyceride
Để biết chỉ số máu Triglyceride trong cơ thể bạn đang ở mức cao hay thấp, cách tốt nhất là bạn cần tiến hành xét nghiệm tại những cơ sở y tế uy tín. Chỉ số mỡ máu Triglyceride có liên quan mật thiết đến bệnh mỡ máu. Do đó, để xác định có bị mỡ máu hay không bạn cần tiến hành các xét nghiệm sau:
-
Xét nghiệm tăng Cholesterol toàn phần: Thông thường nồng độ cholesterol trong cơ thể sẽ ở mức 4 - 5 mmol/l. Nếu lớn hơn mức tiêu chuẩn này đồng nghĩa với việc bạn đã bị mỡ máu cao.
-
Xét nghiệm Triglycerid toàn phần: Chỉ số mỡ máu Triglycerid toàn phần ở mức bình thường sẽ có giá trị nhỏ hơn 2,3 mmol/l. Nếu lớn hơn mức này được gọi là mỡ máu cao.
---------------
Cơ chế hoạt động của thuốc hạ mỡ máu
Thuốc trị rối loạn lipid huyết có tác dụng giúp cho các chất béo (thường gọi là mỡ) có trong máu như cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol, triglycerid trở lại giới hạn bình thường.
Có nhiều nhóm thuốc hạ lipid huyết như nhóm resin gắn axít mật (thí dụ cholestyramin), nhóm fibrat (clofibrate, fenofibrat, gemfibrozil), niacin (tức vitamin PP) nhóm statin và thuốc mới là ezetimib.
Thuốc được dùng phổ biến hiện nay chính là nhóm statin (tên thuốc có vần cuối là statin) gồm có: simvastatin (biệt dược Zocor), lovastatin (Mevacor), pravastatin (Pravachol), fluvastatin (Lescol), atorvastatin (Lipitor), rosuvastatin (Crestor).
Trong trường hợp rối loạn lipid huyết nhẹ nhưng không có bệnh mạch vành, đái tháo đường, tăng huyết áp, không hút thuốc,
- dùng thuốc statin
- ăn kiêng và vận động (nếu thừa cân cố giảm), cần kiêng mỡ động vật và thực phẩm nhiều cholesterol, ăn nhiều rau cải, trái cây, chất xơ sợi và đủ đạm,
-Tập thể dục,tăng cường vận động.
Coi chừng tác dụng phụ
Khi sử dụng các statin, tác dụng phụ có hại đáng lưu ý nhất là tác dụng phụ “tiêu cơ vân” . Đây là bệnh lý có thể gây chết người do các tế bào cơ vân bị phân huỷ, giải phóng các chất có bên trong tế bào, trong đó có myoglobin, đưa đến tiểu tiện ra myoglobin và chính chất này làm nghẽn thận dẫn đến suy thận. Dấu hiệu ban đầu của chứng này là bắp thịt bị đau nhức, yếu cơ, co cơ (thường gặp ở cơ bắp chân, cơ lưng), sau đó nước tiểu màu đỏ đậm do thải myglobin (người dùng thuốc cần lưu ý các dấu hiệu để ngừng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay). Cũng vì gây tác dụng phụ trầm trọng (đặc biệt khi phối hợp với một thuốc fibrat là gemfibrozil) mà một statin là cerivastatin (Baycol, Lipobay) đã bị cấm lưu hành.
Tác dụng phụ gây viêm gân, tổn thương gân còn có thể xảy ra ở một số thuốc khác, đặc biệt kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon (gồm có norfloxacin, ofloxacin, pefloxacin, levofloxacin…) Kháng sinh fluoroquinolon còn gây mòn sụn khớp,khuyến cáo không dùng cho trẻ dưới 18 tuổi.
Không nên tự ý mua thuốc về dùng
THUỐC NAM
+ Lấy cây chó đẻ, loại chó đẻ răng cưa, cùng với nửa trái dứa xanh gọt vỏ và một lạng gan lợn, đun sôi chừng 15 phút rồi uống hai lần trước khi ăn nửa tiếng. Sau hai tuần, sẽ sạch mỡ máu.(cholesterol và cả triglyceride)
----------------------
MỠ MÁU VÀ BÊNH MẠCH VÀNH
Bài thuốc
Nguyên liệu:
1 tép tỏi.
1 muỗng canh giấm táo.
1 miếng gừng tươi.
1 muỗng cà phê mật ong.
1 muỗng canh nước cốt chanh.
Thực hiện:
Băm nhuyễn tỏi và gừng rồi cho vào một chiếc cốc. Sau đó cho mật ong, giấm táo và nước cốt chanh vào khuấy đều là được. Sau khi có hỗn hợp, ban nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh nhưng không để quá 5 ngày, hỗn hợp sẽ mất tác dụng.
Cách dùng:
Tốt nhất, bạn nên uống 1 lần vào buổi sáng lúc chưa ăn gì. Nhưng nếu bạn chưa thật sự thích nghi được với mùi vị, hãy chia hỗn hợp ra uống trước 3 bữa ăn chừng 30 phút là được.
Thêm nước ấm để dễ sử dụng theo cách trên. Hoặc bạn có thể cho vào hỗn hợp và khuấy đều. Uống hỗn hợp cũng giống như trên, tuy nhiên không uống quá 3 lần trong ngày.
Hãy kiên trì thực hiện liên tục trong 2 tuần, sau đó đo lại huyết áp và chỉ số mỡ máu của bản thân, bạn sẽ thấy điều kì diệu đấy!
------------------------
I - NHÓM MÁU
Nhóm máu theo hệ thống ABO bao gồm các kháng thể và kháng nguyên.
Máu con người được chia làm nhiều nhóm - dựa theo một số chất cacbohydrat và protein đặc thù trên hồng cầu. Có khoảng 46 nhóm khác nhau, nhưng những nhóm chính là O, A, B và yếu tố Rhesus (Rh). Vì những lý do chưa được khám phá, máu của mỗi nhóm có thể có kháng thể chống lại những nhóm kia. Do đó, khi truyền máu khác nhóm vào, kháng thể của người nhận có thể phá hủy máu gây tác hại cho cơ thể. Có tổng cộng 30 hệ nhóm máu người được tổ chức quốc tế về truyền máu (ISBT) ghi nhận.[1]
Các hệ nhóm máu
Một nhóm máu hoàn chỉnh có thể bao gồm một bộ 30 chất trên bề mặt của các RBC, và một nhóm máu của cá thể là một trong những sự kết hợp của một số kháng nguyên nhóm máu.[1] Trong số 30 nhóm máu, có hơn 600 chất kháng nguyên nhóm máu khác nhau đã được phát hiện, nhưng đa số trong chúng rất hiếm hoặc chủ yếu được tìm thấy trong các nhóm bộ tộc nhât định.
Phân loại theo hệ thống ABO
Mẹ/Cha
|
O
|
A
|
B
|
AB
|
O
|
O
|
O, A
|
O, B
|
A, B
|
A
|
O, A
|
O, A
|
O, A, B, AB
|
A, B, AB
|
B
|
O, B
|
O, A, B, AB
|
O, B
|
A, B, AB
|
AB
|
A, B
|
A, B, AB
|
A, B, AB
|
A, B, AB
|
Con người có 4 nhóm máu : O, A, B, AB . Nhưng trước đây ta mới biết về hai ý nghĩa của nó là:
1. Để truyền máu khi cần. Cụ thể là: Nhóm máu O có thể truyền cho cả 4 nhóm nhưng lại chỉ nhận được nhóm của mình là O. Ngược lại AB có thể nhận được cả 4 nhóm nhưng chỉ truyền được cho nhóm của mình là AB. Còn 2 nhóm A, B thì vừa phải, nghĩa là nhận 2 và cho cũng 2, cụ thể là nhóm A nhận được A và O nhưng cũng cho được A và AB. Nhóm B nhận được B và O, cũng cho được B và AB.
2. Để phục vụ cho ngành pháp y trong vấn đề xác định, loại trừ tội phạm..., hiện khoa học đã tiến xa hơn bằng cách xác định bằng DNA (Deoxyribo Nucleic Acid). Nhưng gần đây các nhà khoa học Mỹ, qua những công trình nghiên cứu tỉ mỉ và rộng rãi đã cho biết thêm 2 ý nghĩa mới:
Biết được nhóm máu của mình để điều chỉnh cách sống sao cho tốt nhất.
Để phòng và chữa nhiều nhóm bệnh một cách hiệu quả nhất. Một công trình nghiên cứu trên 20.635 người gồm 15.255 nữ và 5.380 nam đủ mọi lứa tuổi đã cho tỷ lệ nhóm máu sau:
Nhóm máu
O: 44.42%
A: 34.83%
B: 13.61%
AB: 7.14%
Biết thêm 2 tiểu nhóm:
Nhờ những tiến bộ về khoa học, người ta mới phát hiện thêm trong mỗi nhóm máu có 2 tiểu nhóm được gọi là: Xuất tiết (Secretor) và Không xuất tiết (Non-secretor), ví dụ trong loại xuất tiết thì chỉ cần xét nghiệm nước bọt cũng có thể xác định được nhóm máu, vì các kháng nguyên của nhóm máu đó tiết qua các dịch của cơ thể như nước bọt, chất nhầy và cả tinh dịch. Còn loại không xuất tiết đòi hỏi phải tiến hành xét nghiệm máu trực tiếp. Nói chung các loại xuất tiết có khả năng giúp cơ thể chống bệnh cao hơn và thích nghi dễ hơn với hoàn cảnh so với loại không xuất tiết. Trong 2 tiểu nhóm này, mặc dù cùng thuộc một nhóm máu nhưng cũng có vài khác biệt trong việc lựa chọn thức ăn.
Phân loại theo hệ thống Rh
Rh viết tắt của chữ Rhesus, là yếu tố Rhesus (Rhesus factor.) Có 2 loại là Rh+ và Rh-. Trong đó, nhóm máu Rh- rất hiếm, ở Việt Nam, Nhóm máu Rh chỉ chiếm 0,4‰, còn Nhóm Rh+ chiếm đến 99.96%[2].
Đặc điểm của nhóm máu Rh này là chúng chỉ có thể nhận và cho người cùng nhóm máu, đặc biệt phụ nữ có nhóm máu Rh- thì con rất dễ tử vong[3] [4].
Ví Dụ:
Người có nhóm máu Rh- chỉ có thể cho và nhận người cũng có nhóm máu Rh-
Người có nhóm máu Rh+ có thể cho và nhận người có nhóm máu Rh+ hoặc Rh-
Người phụ nữ có Rh âm tính vẫn có khả năng sinh con bình thường chứ không phải vô sinh. Tuy nhiên nếu người chồng có Rh dương tính thì đứa bé sinh ra có thể là Rh dương tính (hoặc âm tính) và từ đứa bé thứ hai trở đi nếu bé là Rh dương tính thì khi sinh ra sẽ gặp nguy hiểm vì lúc đứa bé sinh ra máu của mẹ và của con sẽ tiếp xúc nhau và người mẹ có Rh âm tính sẽ tạo ra kháng thể chống lại yếu tố Rh dương tính của đứa bé sinh ra sau này và sẽ hủy hoại các hồng cầu của bé và gây ra thiếu máu trầm trọng, vàng da nặng cho bé, có thể, nguy hiểm đến tính mạng.
Cầm máu
Cầm máu (tiếng Anh: hemostasis) là một quá trình sinh lý, sinh hóa tổng hợp nhằm chấm dứt hoặc ngăn cản sự mất máu, giữ máu ở trong mạch máu. Đây là quá trình đầu tiên của việc làm lành vết thương. Quá trình này bao gồm việc biến máu từ dạng lỏng thành dạng keo đặc.
Các cách cầm máu vết thương nhanh chóng tại nhà:
1. Bột cà phê
Áp bột cà phê lên vết thương để ngăn chặn chảy máu. Cà phê có tác dụng làm se và đóng miệng vết thương nhanh. Đây là thủ thuật đơn giản nhất có thể sử dụng tại nhà để ngăn vết thương chảy máu.
2. Nghệ
Tương tự như bột cà phê, bạn có thể đắp bột nghệ lên các vết thương hở để cầm máu. Nghệ không chỉ dừng máu chảy trong vài phút mà còn ngăn ngừa nhiễm trùng.
3. Túi trà
Nhúng một túi trà trong nước lạnh rồi nhẹ nhàng áp lên vết thương khoảng 1 đến 2 phút. Túi trà sẽ làm ngưng chảy máu và hình thành máu đông ở vết thương.
4. Kem đánh răng
Dùng kem đánh răng để cầm máu cho các vết cắt nhỏ. Nó có tác dụng làm se, ngừng chảy máu và nhanh lành vết thương.
5. Kính
Đặt một mảnh kính sạch trên vết thương hở và giữ nó một lúc. Nó kích hoạt quá trình đông máu của vết thương, xong hãy sử dụng nó một cách cẩn thận.
6. Tinh bột ngô
Đắp tinh bột ngô trực tiếp trên các vết thương, nó sẽ hấp thụ máu và giúp đông máu.
7. Đá lạnh
Áp một hòn đá lạnh lên vết thương hở để cầm máu.
8. Bột ớt
Rắc một chút bột ớt vào vết thương hở để cầm máu và khép miệng vết thương nhanh hơn.
9. Muối
Muối nghe có vẻ là một cách điều trị đau đớn để cầm máu song nó làm khô vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng rất hiệu quả.
Thức ăn cầm máu
Qủa hồng
---------------
CHẢY MÁU SAU NHỔ RĂNG KHÔN: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CẦM MÁU
Chảy máu sau nhổ răng khôn là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, bạn cần cầm máu nhanh chóng, thăm khám để điều trị kịp thời.
Chảy máu sau nhổ răng khôn là một hiện tượng thường gặp, không gây nguy hiểm vì vết thương có thể tự cầm máu sau 30 – 60 phút. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên thăm khám ngay lập tức để có hướng xử lý kịp thời. Vậy nhổ răng khôn bị chảy máu là do đâu và làm sao để cầm máu nhanh chóng?
Nguyên nhân gây chảy máu sau khi nhổ răng khôn
Trên thực tế, khi nhổ bất kỳ một chiếc răng nào trên cung hàm cũng xảy ra hiện tượng chảy máu. Đặc biệt là răng khôn, chảy máu có thể kéo dài nếu không biết cách xử lý kịp thời, từ đó gây viêm nhiễm và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Nhổ răng khôn bị chảy máu có thể do:
-
Tổn thương nướu và mạch máu ở các niêm mạc. Máu cũng có thể chảy từ màng xương nếu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, cần phải tiểu phẫu sâu bên trong nướu để lấy chân răng.
-
Răng khôn nằm sâu trong cung hàm, thân răng to, nhiều chân nên việc nhổ bỏ thường khó khăn hơn.
-
Vị trí nhổ răng bị viêm, mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm tủy, sâu răng...
-
Quy trình nhổ răng không đúng kỹ thuật, Bác sĩ có tay nghề kém.
-
Tách rạch nướu để lấy chân răng quá sâu, vết rách rộng khiến máu lâu cầm hơn bình thường.
-
Vận động, ăn nhai mạnh sau khi nhổ răng.
-
Người nhổ răng khôn mắc các bệnh như u máu xương hàm, Hemophilia (bệnh rối loạn đông máu), giảm tiểu cầu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu...
-
Cơ thể thiếu hụt vitamin C, phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt.
-
Xương ổ răng có mô hạt nhiễm trùng, có dị vật rơi vào hoặc nang răng nhưng không được nạo sạch khi nhổ răng.
Chảy máu sau nhổ răng khôn thường kéo dài từ 30 – 60 phút, sau đó tự động đông máu. Vì vậy, nếu vết thương rỉ máu liên tục hơn 1 ngày mà vẫn chưa thuyên giảm, bạn nên thăm khám ngay lập tức để có hướng điều trị kịp thời.
Cách cầm máu sau khi nhổ răng khôn hiệu quả
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu mà sẽ có cách cầm máu khác nhau. Trường hợp, chảy máu do nhổ răng thông thường, bạn chỉ cần cắn chặt bông gạc đã tiệt trùng từ 30 – 60 phút giống như sau khi nhổ răng tại nha khoa. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thuốc cầm máu nhưng phải tuân theo sự chỉ định của Bác sĩ.
Nếu tình trạng chảy máu kéo dài, tốt nhất bạn nên thăm khám Bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây chảy máu và có cách cầm máu phù hợp. Đầu tiên, Bác sĩ sẽ tiến hành lấy sạch cục máu đông trong ổ răng, miệng sau đó chẩn đoán nguyên nhân. Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường, Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê hoặc chụp X-Quang.
Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn mà bạn nên biết
Sau khi nhổ răng, bạn nên lưu ý một số điều sau:
-
Không hoạt động quá mạnh, ăn nhai các vật cứng trong 1 – 2 ngày sau khi nhổ răng khôn vì có thể khiến vùng nướu vừa mới tiểu phẫu bị tổn thương, gây chảy máu. Tốt nhất, người nhổ răng nên nằm nghỉ ngơi cho đến khi vết mổ ngừng chảy máu.
-
Trong thời gian cắn gạc cầm máu, tuyệt đối không súc miệng, khạc nhổ hay ăn uống để tránh đánh bật các cục máu đông. Sau 24 giờ, bạn có thể súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối ấm để sát khuẩn và giảm sưng.
-
Không dùng tay, lưỡi hay các vật dụng để chạm vào vị trí vừa mới nhổ răng vì có thể gây chảy máu kéo dài.
-
Khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, vùng má nhổ răng bị sưng nhức. Để giảm sưng đau, bạn có thể chườm đá lạnh trong ngày đầu tiên. Những ngày sau chườm nóng để tan máu tụ.
-
Chỉ sử dụng thuốc giảm đau, cầm máu theo chỉ định của Bác sĩ.
-
Không hút thuốc, uống rượu bia vì có thể gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sự lành thương.
-
Về chế độ ăn uống, nên ăn các loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo, súp. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại nước ép trái cây, sinh tố để nâng cao sức đề kháng.
-
Hạn chế ăn các món ăn quá nóng, cay hoặc quá lạnh hay nước ngọt để giúp vết thương nhanh lành hơn.
Chảy máu sau nhổ răng khôn có thể là hiện tượng bình thường nhưng cũng có thể là biến chứng nguy hiểm của răng khôn. Vì vậy, bạn cần theo dõi tỉ mỉ, trường hợp rỉ máu liên tục, kéo dài quá 1 ngày, nên thăm khám ngay lập tức để được điều trị, ngăn chặn nhiễm trùng và ảnh hưởng đến các răng kế cận.
------------------------
SAU KHI NHỔ RĂNG KHÔN NÊN LÀM GÌ ĐỂ GIẢM SƯNG VÀ ĐAU?
Khi nhổ răng khôn xong, bạn sẽ bị sưng và đau trong vài ngày. Vậy cần làm gì sau khi nhổ răng khôn để loại bỏ hoặc hạn chế các tình trạng đó?
Sưng và đau là các hiện tượng phổ biến sau khi nhổ răng khôn. Tuy nhiên, những hiện tượng này khiến nhiều người khó chịu bởi không thể ăn uống và sinh hoạt bình thường trong vài ngày. Vậy sau khi nhổ răng khôn nên làm gì để giảm sưng và đau?
1. Nhổ răng khôn sưng mấy ngày?
Quá trình nhổ răng khôn sẽ mất khoảng 45 phút. Sau khi đã nhổ xong răng khôn, thuốc tê sẽ tan dần. Lúc này hầu hết mọi người sẽ đau ít hoặc hoàn toàn không đau. Đồng thời, tình trạng sưng và hơi ê buốt sẽ diễn ra khoảng 3 ngày hoặc lâu hơn ở một số người. Tuy nhiên, phần nướu khu vực nhổ răng sẽ cần vài tuần để có thể lành thương hoàn toàn.
Tình trạng sưng và ê buốt có thể khiến bạn khó chịu trong vài ngày
2. Sau khi nhổ răng khôn nên làm gì để giảm sưng và ê buốt?
2.1. Cắn miếng gạc (bông gòn) 30 phút sau khi nhổ răng:
Cắn miếng gạc 30 phút sau khi nhổ răng có tác dụng cầm máu. Nếu sau 30 phút mà vùng nhổ răng vẫn còn rỉ máu thì bạn nên tiếp tục dùng miếng gạc và thay mới sau mỗi 30 phút.
2.2. Chườm lạnh – ấm:
- Chườm lạnh: Chườm lạnh là cách giảm sưng và đau sau nhổ răng khôn khá hiệu quả và đơn giản. Theo đó, bạn chỉ cần dùng nước lạnh cho vào túi chườm và để lên má sát vùng vừa mới nhổ răng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng đá viên xoa nhẹ ngoài má để thư giãn vùng nhổ răng.
- Chườm ấm: Sau nhổ răng khôn vài ngày, bạn có thể dùng phương pháp chườm nóng để làm tan máu tụ cũng như giảm tình trạng ê buốt. Khi chườm nóng, bạn chỉ nên dùng nước ấm, tiếp theo cho vào túi chườm và thực hiện như chườm lạnh.
2.3. Dùng thuốc giảm đau:
Khi cảm thấy ê nhức ở vùng nhổ răng, nhiều bạn thường tự ý mua thuốc giảm đau Aspirin về uống. Tuy nhiên hành động này là hoàn toàn không nên. Việc tự ý dùng thuốc Aspirin không đúng liều lượng và chỉ dẫn có thể làm xuất hiện các tác dụng phụ như:
-
Đau dạ dày, ợ nóng.
-
Mệt mỏi.
-
Đau đầu.
Thay vào đó, bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ sau khi nhổ răng khôn. Bên cạnh được chỉ định loại thuốc phù hợp, bạn còn được Bác sĩ hướng dẫn cách dùng và liều lượng phù hợp để tránh gây tác dụng phụ.
Bạn sẽ được Bác sĩ chỉ định uống thuốc gì để giảm sưng và đau sau khi nhổ răng khôn
3. Những điều cần lưu ý về cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn
Cách chăm sóc sau nhổ răng khôn hơi phức tạp so với khi chăm sóc răng bình thường. Sau đây là một số điều bạn cần lưu ý:
Vệ sinh răng miệng:
Mặc dù sau nhổ răng khôn, vùng nướu của bạn hơi ê nhưng việc vệ sinh răng miệng vẫn cần thiết để loại bỏ các vi khuẩn trong miệng. Nếu không vệ sinh răng miệng đều đặn, vùng nhổ răng có thể bị viêm nhiễm và bạn cũng có nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,...
Để vệ sinh răng miệng đúng cách, bạn cần:
- Đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa đều đặn 2 lần/ ngày.
- Ưu tiên dùng bàn chải có lông mềm.
- Chải răng nhẹ nhàng, đặc biệt là vùng nướu sau nhổ răng khôn.
- Không dùng nước muối để súc miệng trong những tuần đầu.
Ăn uống:
- Nên ăn các món ăn được chế biến thành dạng mềm, lỏng như cháo, súp hoặc xay nhuyễn ra.
- Bổ sung các dưỡng chất giúp vết thương mau lành như vitamin A, sắt, đạm,...
- Không nên dùng ống hút khi uống bởi hành động này có thể làm rách vết thương.
- Kiêng uống rượu bia và không hút thuốc tối thiểu 2 tuần để đảm bảo quá trình lành thương diễn ra bình thường.
Nghỉ ngơi:
Để đẩy nhanh quá trình lành thương cũng như giảm sưng, đau, bạn nên nghỉ ngơi một vài ngày sau nhổ răng khôn. Khi nằm nghỉ ngơi, bạn chú ý nên nằm gối cao bởi nằm gối thấp có khả năng khiến quá trình chảy máu kéo dài.
Việc nhổ bỏ răng khôn là vô cùng cần thiết nếu răng mọc lệch và có khả năng ảnh hưởng đến những răng kế cận. Tích cực nghỉ ngơi, chườm lạnh - ấm, vệ sinh răng miệng thường xuyên,.... là những cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn đơn giản, hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi nhổ răng, bạn cần đến địa chỉ nha khoa uy tín gần nhất để kiểm tra và khắc phục kịp thời.
THẮC MẮC NHỔ RĂNG KHÔN XONG CHẢY MÁU BAO LÂU?
Nhổ răng khôn xong chảy máu bao lâu còn tùy thuộc vào cơ địa từng người, kỹ thuật của Bác sĩ và nhiều yếu tố khác, thông thường 1 – 2 giờ sau khi nhổ.
Răng khôn mọc lệch gây ra hàng loạt rắc rối ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể. Thế nhưng nhiều người vẫn chưa quyết định can thiệp nhổ răng vì sợ máu ra nhiều, tác động đến dây thần kinh. Họ thường có những thắc mắc nhổ răng khôn xong chảy máu bao lâu? Làm thế nào để kiểm soát hiện tượng chảy máu nhiều sau nhổ răng, tránh nhiễm trùng? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những vấn đề trên của nhiều người.
1. Nhổ răng khôn xong chảy máu bao lâu?
Nhổ răng khôn được xem là nỗi sợ hãi chung của tất cả mọi người. Vì vị trí mọc trong cùng của cung hàm, tư thế mọc lệch, mọc ngang, thân răng to nên vấn đề chảy máu sau khi nhổ răng khôn được nhiều người quan tâm.
-------------------
Đau, chảy máu, sưng nề là các dấu hiệu thường gặp sau nhổ răng khôn
Sau nhổ răng khôn, thời gian máu chảy thường kéo dài 30 – 60 phút, đôi khi lâu hơn 1 – 2 giờ rồi chấm dứt hoàn toàn. Trong 24 giờ đầu, nếu có rỉ ít máu dẫn đến nước bọt có màu hồng thì không có gì quá lo lắng.
Máu ngưng chảy nhanh hoặc lâu còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nếu hiện tượng chảy máu kéo dài hơn 1 ngày, cắn gạc mà máu vẫn chảy ướt đẫm gạc, máu tươi đầy khoang miệng, có thể bạn gặp phải những vấn đề sau đây:
- Bác sĩ đã rạch vào niêm mạc để nhổ răng với vết rách rộng và nát làm cho máu chảy ra nhiều hơn. Hoặc một số Bác sĩ tác động quá mạnh làm tổn thương và đứt các mạch máu xung quanh chân răng gây nên hiện tượng chảy máu liên tục.
- Nhổ răng khi đang bị viêm chân răng, các mạch máu bị giãn ra do thành mạch bị biến đổi dẫn đến chảy máu nhiều.
- Mắc bệnh u máu xương hàm, giảm tiểu cầu, Hemophilia, tim mạch, tiểu đường…khiến máu khó đông.
Khi đó, bạn cần đến bệnh viện uy tín ngay để Bác sĩ cầm máu kịp thời và có hướng điều trị đúng đắn.
2. Cách cầm máu và chăm sóc sau nhổ răng khôn
Về phía Bác sĩ:
Trong các trường hợp chảy máu ồ ạt và kéo dài, Bác sĩ cần thăm khám kỹ, có thể chụp X-quang khi cần thiết để hỗ trợ chẩn đoán. Dựa vào từng nguyên nhân, Bác sĩ sẽ có cách xử trí thích hợp:
- Nếu do vỡ xương ổ răng hoặc rách phần mềm, cần rửa sạch và khâu phục hồi, sau đó bạn cắn gạc trong khoảng 1 – 2 giờ để chờ đông máu.
- Nếu do đứt mạch máu, cần tiến hành tiểu phẫu ngay để buộc thắt mạch máu.
- Nếu do sót tổ chức viêm, cần nạo lại huyệt ổ răng.
-------------------------
Nhổ răng khôn xong chảy máu hơn 24 giờ là dấu hiệu bất thường, cần tái khám ngay
Về phía người điều trị:
- Sau nhổ răng khôn, phần hốc răng xuất hiện cục máu đông có vai trò rất quan trọng, giúp cầm máu nhanh hơn và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Nếu không có cục máu đông này hoặc vì vô tình một số người làm nó vỡ ra, tình trạng viêm huyệt ổ răng khôn rất dễ xảy ra, gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng.
- 6 giờ đầu sau khi nhổ răng, không uống nước quá nóng, đặc biệt không đẩy lưỡi vào vị trí răng mới nhổ.
- Không súc miệng với nước muối khi chưa cầm được máu, bởi muối có thể làm cản trở quá trình đông máu.
- Tuyệt đối không để các vật nhọn hoặc sắc va vào vị trí ổ răng sau khi nhổ.
- Không uống rượu,hút thuốc lá hay nhai kẹo cao su.
- Không khạc nhổ mạnh.
- Ăn thức ăn mềm và lỏng trong vài ngày, tránh ăn đồ rắn thô, hạn chế nhai ở hàm có vị trí răng khôn vừa nhổ.
- Không hoạt động thể chất mạnh hoặc quá sức vì có thể làm tăng việc chảy máu, nên để cơ thể nghỉ ngơi cho đến khi máu ngừng chảy hẳn. Thông thường, mỗi người sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi 1 – 2 ngày sau khi nhổ răng khôn.các tình trạng đó?
Nhìn chung không có ca nhổ răng khôn nào không bị chảy máu, điều cần quan tâm là nhổ răng khôn xong chảy máu bao lâu. Mỗi người cần tìm hiểu, chú ý về vấn đề này hoặc có thể nhờ Bác sĩ tư vấn sau nhổ răng khôn để có hướng xử lý kịp thời.
--------------------------------
Chảy máu cam
Không ít trẻ thuờng bị chảy máu cam. Ðiều này được quyết định bởi đặc điểm của trẻ. Mũi được phân thành hai lỗ bởi thành ngăn cách, ở phía dưới trước thành ngăn cách mũi có một vùng rất để làm chảy máu cam, trong y học người ta vẫn gọi là lá mía, niêm mạc của vùng này rất mỏng, nó dính liền với phần sụn ở phía dưới.
a. Nguyên nhân chảy máu cam
Các đường huyết mạch ở đây rất phong phú, mạng lưới mao huyết mạch dày đặc, hầu hết đến ở trong trạng thái phơi bày một nửa. Khi bị khô niêm mạch, biểu mô bị bong, đều rất dễ bị chảy máu. Kết quả thực tiễn làm sàng đã chỉ rõ một số nguyên nhân của bệnh:
-
Thời tiết khô, đặc biệt là thời tiết mùa động, xuân có gió to.
-
Ngoái mũi làm thủng niêm một ở mũi.
-
Trẻ hiếu động, bị ngả, bị va đập hoặc nhét vật lạ vào mũi.
-
Đắp quá nhiều chăn, quá nóng cũng dẫn đến chảy máu cam.
-
Khi bị ốm hoặc mắc các bệnh có tính truyền nhiễm như cúm, sởi. Các mao huyết mạch sẽ mở rộng, sức chịu đựng kém, thêm vào đó là niêm mạc cũng bị khô, lúc này lỗ mũi cũng rất đề bị chảy máu cam.
-
Người bị mắc bệnh ho gà khi lên cơn ho dữ dội thì đường huyết quản nhỏ cũng sẽ khuếch đại gây rạn nức và chảy máu cam.
-
Viêm mũi, ngạc thở, sổ mũi, viên xoan cũng có thể dẫn đến chảy máu cam.
-
Khi mắc các bệnh như máu trắng, bệnh máu chậm đông, bệnh thiếu vitamin C, K; có u ở lỗ mủi, bệnh xơ gan…sẽ ảnh hướng đến quá trình đông máu. Do vậy mà thường dẫn đến bị chảy máu cam.
b. Các phương pháp chữa trị chảy máu cam cho trẻ
-
Trước tiên đặt trẻ ngôi một chỗ. Cách cầm máu đơn giản mà hiệu quả nhất là dùng hai tay bóp mũi là có thể ngăn không cho máu chảy ra, thông thường thì sau 2-3 phút mà trẻ không bị chảy máu nữa thì coi như đã cầm được máu. Nếu trong nhà có Ephedrin, Epinephrine thì có thể nhỏ lên bong và nhét vào mũi trẻ làm theo cách này thì hiệu quả sẻ cao hơn. Tuyệt đối không được nhét giấy hoặc bông vào mũi trẻ bởi làm như vậy sẽ không thể cầm được máu một cách triệt để. Ban đầu thì tưởng rằng đã câm được máu nhưng trên thực tế, lượng máu đó đã bị trẻ nuốt vào dạ dày. Hơn nữa, những cuộn giấy và bông không sạch còn có thể gây nhiễm trùng.
-
Có thể đặt lên sống mũi hoặc trán trẻ một cái khăn bông lạnh, làm cho các mạch máu co lại, như vậy sẽ có tác dụng cầm.
-
Để trẻ hơi nghiên đầu về phía trước cho máu có thể đông ngay trong mũi, không nên để trẻ ngã đầu ra sau máu sẽ chảy xuống dạ dày, sẽ tạo nên hiện tượng ảo là máu không chảy ở mũi nữa.
-
Trong trường hợp máu mũi chảy xuống miệng, đừng nuốt mà hãy nhổ ra ngay lập tức.
-
Nếu trẻ bị chảy nhiều máu thường sẽ đi cùng với một bệnh nào đó, nếu áp dụng những phương pháp trên thì sẽ không cầm được máu, nên đưa trẻ đến bệnh viện điều trị kịp thời để tránh hiện tượng trẻ bị choáng do mất nhiều máu.
C. Các phương pháp phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ em
-
Khi mới tiết khô hanh có thể bôi dầu lên mũi, đặc biệt là phần giữa hai lỗ mũi, cần phải bảo vệ niêm mạt không để bị quá khô, tránh gây chảy máu.
-
Không được ngoáy lổ mũi, nếu như có dử mủi thì có thể dùng bông thấm nước nhẹ nhàng lôi mũi ra.
-
Tối ngủ không nên đắp quá nhiều chăn.
-
Nếu bị bệnh chảy máu cam thì phải chú ý giữ vệ sinh thật tốt, tránh ra vào nóng lạnh đột ngột, hạn chế hiếu động
-
Ngoài ra, 2 lần một tuần có thể dùng nước muối sinh lý rửa sạch mũi và cũng không nên rửa nước muối nhiều lần...
-
Nếu đã từng bị chảy máu cam, hãy tăng cường bổ sung vitamin C theo đợt cho cơ thể. Ở trẻ nhỏ từ 8 – 9 tuổi, ngày uống từ 2 – 4 viên (1 viên = 1mg) trong vòng từ 6 – 7 ngày, uống nhiều nước. Người lớn trên 20 tuổi, uống bổ sung vitamin C từ 4 – 6 viên/ngày kéo dài từ 8 – 10 ngày (2 tháng uống một đợt). Còn nếu uống hàng tháng chỉ uống kéo dài từ 5 – 6 ngày.Còn uống liều cao 10 viên chỉ nên uống trong 5 ngày.
D. Chữa chảy máu cam bằng phương pháp cây nhà lá vườn
Sau đây là một số cây lá khác có tác dụng chữa chảy máu cam:
-
Khi bị chảy máu cam, hãy hái ngay một lá xương sông hoặc vài lá bạc hà tươi, vò nát, đút vào lỗ mũi, máu sẽ ngừng chảy ngay.
-
Lá mã đề: Hái một nắm lá mã đề tươi, rửa sạch, giã nát, thêm chút nước sạch rồi vắt lấy nước cốt uống, sau đó nằm yên trên giường, đầu gối cao, lấy bã đắp trên trán. Uống nước mã đề vài ngày liền sẽ chữa được chứng chảy máu cam vặt.
-
Gạo nếp: Gạo nếp một bát ăn cơm, rang vàng, tán mịn, mỗi lần uống 6-7 g với nước đun sôi để nguội. Sau đó dùng một tờ giấy vê thành cái ống nhỏ, chấm vào bột gạo nếp rồi thổi vào lỗ mũi đang chảy máu.
-
Lá dâu và cỏ nhọ nồi: Lá dâu bánh tẻ (không già, không non) 16 g, cỏ nhọ nồi 16 g, đổ 3 bát nước sắc còn một bát, để nguội mới uống. Có thể giã nát 2 thứ rồi lấy nước cốt uống.
-
Rễ cỏ tranh và lá tre: Rễ cỏ tranh 16 g, lá tre 16 g, thạch cao sống 12 g, đổ 3 bát nước, sắc lấy một bát, uống trong 1 lần, ngày dùng 1-2 lần.
-
Rau má và lá trắc bá: Lá trắc bá sao vàng 16 g, rau má 16 g, đổ 3 bát nước, sắc lấy 1 bát, uống trong 1 lần, mỗi ngày uống 1-2 lần. Có thể kết hợp lấy lá dâu non, lá nhọ nồi vò nát, nhét vào lỗ mũi có máu chảy, sau đó dùng khăn ướt đắp lên trán, nằm yên, đầu gối cao.
-
Dùng một củ gừng tươi gọt nhọn, đem nướng qua rồi nhét vào lỗ mũi.
-
Sơn chi tử (quả dành dành) hoặc tông lu bì (bẹ móc), đốt cháy tán bột mịn rồi rắc vào lỗ mũi.
-
Thanh tương tử (hạt mào gà trắng) sắc đặc nhỏ vào trong mũi sẽ cầm được huyết.
-
Ngoài ra có thể dùng một ít tỏi và hồng đơn đồng lượng giã nhừ trộn đều, nếu xuất huyết mũi trái thì đắp vào lòng bàn tay phải và ngược lại mũi phải thì đắp tay trái, huyết sẽ được cầm.
-
Lưu ý: Bệnh nhân bị chảy máu nhiều hoặc chảy máu do tăng huyết áp cần đến khám và cấp cứu tại các cơ sở y tế để tránh nguy hiểm do mất máu.
E. Chữa chảy máu cam bằng phương pháp đông y.
1.Nếu chảy máu cam liên tục dùng một trong các bài sau:
-
Vương bất lưu hành 30g, sắc đặc, uống nóng, ngày 1 thang.
-
Đăng tâm 40g sao vàng tán bột, hoà với 4g chu sa, chia 2- 3 lần uống với nước cơm.
-
Rễ hẹ tươi 30g, rửa sạch sắc với 200 ml nước đến còn phân nửa thêm đường đỏ 10g, uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. sẽ có tác dụng chỉ huyết.
-
Tam thất 6g, (hoặc tông lư bì 6g), tóc người 6g (sao tồn tính), tán bột , mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần với nước sắc trắc bách diệp, ngẫu tiết mỗi thứ 12g.
-
Nhân trung bạch (cặn nước tiểu) đem để lên hòn ngói mới cho khô, nghiền nhỏ pha thêm một ít xạ hương, hoà rượu nóng cho uống.
2.Trường hợp chảy máu cam do nhiệt
-
Dùng bài Tứ sinh (bốn loại lá tươi) gồm tiên sinh địa hoàng 24g, ngải cứu tươi 6g, trắc bá diệp tươi 9g, hà diệp tươi (hoặc bạc hà tươi) 9g, sắc uống
-
Hoặc trúc nhự 8g, sinh địa 8g, hoàng cầm 6g, bạch thược 6g, mạch môn đông 8g. Sắc uống ngày một thang.
-
Có thể dùng thiến thảo căn 10g, trắc bách diệp 5g, sinh địa 15g, ngũ vị tử 10g, hoàng cầm 5g, cam thảo 5g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần.
3. Trường hợp đổ máu cam do ảnh hưởng chức năng hoạt động của các tạng trong cơ thể
-
Do ăn nhiều thứ cay nóng làm cho vị nhiệt gây nên bệnh dùng thạch cao 24g, thục địa 24g, mạch môn đông 16g, tri mẫu 12g, ngưu tất 12g, lô căn 12g, mao căn 12g. Sắc uống.
-
Trường hợp âm hư hoả vượng gây chảy máu cam dùng thục địa 24g, mạch môn đông 24g, tri mẫu 24g, ngưu tất 24g, huyền sâm 12g, a giao 12g, thiên môn đông 24g, ngẫu tiết 24g, sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần.
-
Nếu do can hoả vượng bốc lên dùng bài: sinh địa 16g, đương quy 12g, hoàng cầm 8g, trắc bá diệp 8g, xích phục linh 10g, cam thảo 6g, xích thược 12g, hương phụ 10g, sơn chi 10g, hoàng liên 6g, cát cánh 10g, ngưu tất 12g, sắc uống.
-
Nếu say sưa quá độ làm thương tổn đến phế mà nục huyết dùng bách thảo sương 20g, hoè hoa 80g, tán thành bột, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần, chiêu với 60ml nước sắc bạch mao căn..
-
Trường hợp chảy máu cam do phế nhiệt dùng bạc hà 6g, hoàng kỳ 10g, sinh địa 16g, a giao 8g, mao căn 12g, mạch môn đông 12g, bồ hoàng 6g, bối mẫu 8g, tang bạch bì 10g, cát cánh 10g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần.
Chữa chảy máu cam:
Cá trê 1 con khoảng 300g, gạo tẻ 100g, bột ngọt, mắm muối. Cá trê chọn con màu vàng, dùng muối hoặc chanh làm sạch nhớt, bỏ ruột, mang. Khía trên mình cá mỗi bên 3 khía, rồi ướp gia vị đủ, đem hấp cách thủy, khi cá chín, gỡ lấy thịt, xương cá giã lọc lấy 300ml nước. Gạo xay thành bột cho vào nước xương cá quấy đều, đun nhỏ lửa. Cháo chín cho thịt cá vào đảo đều. Bệnh nhân ăn 1 – 2 tuần sẽ khỏi.
----------------------
Chảy máu đượng tiêu hoá
Chảy máu đượng tiêu hoá là hiện tượng máu thoát ra khỏi mạch máu và chảy vào ống tiêu hoá. Máu được tống ra ngoài bằng cách nôn hay ỉa ra máu.
Chảy máu đường tiêu hoá là một tình trạng rất hay gặp trong các bệnh về tiêu hoá, do rất nhiều nguyên nhân gây nên.
Chảy máu ở đây rất nhiều và nhanh có thể đe doạ đến tính mạng người bệnh, đòi hỏi phải theo dõi kỹ càng xử trí kịp thời.
Chảy máu đượng tiêu hoá là hiện tượng máu thoát ra khỏi mạch máu và chảy vào ống tiêu hoá. Máu được tống ra ngoài bằng cách nôn hay ỉa ra máu.
Ống tiêu hoá đi từ miệng đến hậu môn, nhưng những chảy máu ở miệng hay hậu môn không xếp vào đây, nôn và ỉa ra máu là hiện tượng chủ yếu của chảy máu đường tiêu hoá.
Triệu chứng
Những triệu chứng trực tiếp:
Nôn ra máu và ỉa ra máu.
Nôn ra máu
Máu từ thực quản, dạ dày và phần trên tá tràng được ra ngoài qua đường miệng.
Triệu chứng chức năng:Trước khi nôn, người bệnh thấy nôn nao. Khó chịu, lợm giọng, buồn nôn và nôn. Có khi nôn ra rất nhiều và nhanh chóng không dấu hiệu báo trước - nôn do vỡ tĩnh mạch thực quản.
Tính chất của máu:
Máu có thể còn tươi như trong vỡ tĩnh mạch thực quản vì máu chảy ra được nôn ngay.
Máu đen lẫn máu cục và thức ăn vì máu chảy ra còn đọng ở dạ dày một thời gian mới nôn ra.
Nước màu nâu,hồng - khi máu chảy ít đọng lại lâu trong dạ dày, bị hoà loãng và thay đổi bởi dịch dạ dày và thức ăn.
Chẩn đoán phân biệt:
Ho ra máu: Máu ra ngay sau khi ho, máu đỏ tươi có lẫn bọt. Máu ra nhiều lần rải rác trong nhiều ngày có phản ứng kiềm.
Chảy máu cam: Máu chảy qua đường mũi đỏ tươi và khạc cả ra đường mồm.
Người bệnh có thể nuốt vào và nôn ra máu cục: Phải hỏi tiền sử bệnh, kết hợp thăm khám tai, mũi,họng.
Uống những thuốc có màu đen (than) ăn tiết canh: Cần xem kỹ chất nôn và hỏi người bệnh.
Ỉa ra máu
Là máu từ ống tiêu hoá tống ra ngoài qua đường hậu môn, máu chảy ra có thể từ thực quản trở xuống đến trực tràng và tuỳ theo từng vị trí khác nhau, tính chất của máu ỉa ra sẽ rất khác nhau.
Triệu chứng chức năng: người bệnh có thể thấy nôn nao,khó chịu, đau bụng, sôi bụng, mót đại tiện, cũng có khi không thấy gì đặc biệt.
Tính chất của máu:
Máu đỏ tươi: Có thể thành tia dinh vào phân, chảy thành tia, chảy nhỏ gịot sau khi đại tiện, hoặc đại tiện hoàn toàn là máu không có phân.
Máu đỏ tươi thường là do chảy từ phần thấp của bộ máy tiêu hoá: trực tràng, đại tràng, hồi tràng.. nhưng cũng có khi ở phần cao như dạ dày, tá tràng vì chảy nhiều và ồ ạt nên qua ống tiêu hoá chưa kịp phân huỷ.
Máu đen: Do máu chảy từ phần trên của ống tiêu hoá: thực quản, dạ dày, tá tràng… có thời gian lưu lại lâu trong ống tiêu hoá và vi khuẩn phân huỷ trở nên đen. Phân đen có thể khô, đóng thành khuôn như bã cà ph, bồ hóng hoặc lỏng sền sệt như nhựa đường, thấm vào bông hoặc giấy thấy có ánh hồng hay tím, cho vào nước làm nước có màu hơi hồng.
Phân đen thường có mùi khẳm vì quá trình lên men thối ở ruột. Khi máu chảy ít và từ từ làm cho phân không đen nhiều, ảnh hưởng ít đến toàn thể trạng người bệnh, khó nhận định. Muốn xác định cần xem kỹ phân và nếu cần thì làm phản ứng Weber-Meyer để tìm máu trong phân.
Chẩn đoán phân biệt:Ỉa phân đen cần phân biệt với:
Uống thuốc có bitmut, chất sắt, than thảo mộc…phân cũng đen nhưng có màu xám hoặc hơi xanh. Khi ngưng dùng thuốc phân trở nên vàng.
Phân đen do ỉa ra nhiều mật: Lúc đầu màu xanh sau biến thành màu xanh đen.
Phân sẫm màu của người táo bón: Phân rắn có màu sẫm nhưng không đen.
Nói chung trong những trường hợp nghi ngờ cần làm phản ứng Weber - Meyer.
Những triệu chứng gián tiếp:
Tuỳ theo số lượng máu và thời gian chảy máu mà ảnh hưởng đến toàn trạng người bệnh có khác nhau - tình trạng mất máu cấp tính hay kéo dài. Ta chia làm 3 loại.
Chảy máu nhẹ
Máu chảy ra ít, khoảng vài chục đến vài trăm phần khối. Người bệnh chỉ thấy hơi mệt mỏi, không có thay đổi rõ rệt về toàn trạng, mạch huyết áp; các xét nghiệm về máu chưa thay đổi.
Nói chung, không nên chỉ dựa vào số máu nôn hoặc ỉa ra ngoài mà đánh giá mức độ nặng nhẹ, cần phải dựa vào các dấu hiệu toàn thân,mạch huyết áp và các xét nghiệm về máu.
Chảy máu trung bình và nặng
Vì lượng máu ra nhiều trong một thời gian ngắn nên sẽ xuất hiện tình trạng mất máu cấp tính.
Tình trạng thiếu máu:
Da, niêm mạc hơi nhạt.
Chóng mặt, hoa mắt.
Tình trạng truỵ tim mạch:
Vã mồ hôi, lạnh chân tay.
Mạch nhanh nhỏ, có khi không lấy được.
Huyết áp hạ.
Thở nhanh, có khi sốt nhẹ.
Đái ít, có khi vô niệu.
Làm các xét nghiệm thấy:
Hồng cầu và lượng sắc tố giảm nhanh chóng.
Thể tích hồng cầu giảm.
Urê máu tăng.
Amoniac máu tăng (nếu chảy máu do xơ gan).
Diễn biến nói chung: Nếu máu chảy ra nhiều và nhanh, có khi nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Cần phải theo dõi kỹ để có thái độ xử lý kịp thời. Theo dõi chủ yếu dựa vào:
Tình trạng toàn thân, mạch huyết áp.
Lượng máu chảy ra.
Các xét nghiệm về máu.
Chảy máu ít nhưng kéo dài:
Tuy không gây nên tình trạng mất máu cấp tính nhưng dẫn đến tình trạng thiếu máu - da niêm mạc nhợt nhạt, nhọc mệt, suy tim do thiếu máu. Xét nghiệm máu sẽ thấy tình trạng thiếu máu rõ rệt.
Những triệu chứng có liên quan đến nguyên nhân
Tuỳ theo mỗi nguyên nhân khác nhau gây chảy máu, sẽ có những triệu chứng khác nhau:
Hội chứng dạ dày:
Chảy máu do loét dạ dày, hành tá tràng.
Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cứa:
Chảy máu do vỡ tĩnh mạch, thực quản.
Hội chứng chảy máu:
Do các bệnh máu.
Hội chứng đại tràng:
Chảy máu do tổn thương ở đại tràng…
Do đó muốn tìm nguyên nhân chảy máu, cần phải hỏi kỹ bệnh nhân, thăm khám toàn diện và nếu cần, phải kết hợp với các phương pháp cận lâm sàng như xquang, sinh hoá, soi trong….
Nguyên nhân
Chảy máu từ hành tá tràng trở lên đều có thể gây nên nôn ra máu cũng như ỉa ra máu, trái lại chảy máu từ dưới hành tá tràng trở xuống chỉ gây ỉa ra máu.
Những nguyên nhân gây nôn ra máu
Những nguyên nhân gây nôn ra máu, đồng thời cũng có thể gây nên ỉa ra máu. Ta chia làm ba loại chính:
Những nguyên nhân thường gặp:
Loét dạ dày hành tá tràng: Đó là nguyên nhân hay gặp nhất, máu chảy ra dưới hình thức - nôn ra máu, ỉa phân đen và ỉa phân đen tiềm tàng.
Loét hành tá tràng hay gây chảy máu hơn loét dạ dày.
Đặc tính của các loại chảy máu do loét dạ dày và hành tá tràng là:
Khối lượng máu thường nhiều.
Xảy ra nhiều lần có thể gây ra tình trạng thiếu máu trầm trọng.
Kết hợp với các triệu chứng khác như đau ở vùng thượng vị có chu kỳ, hình ảnh xquang ãe xác định chẩn đoán. Nhưng cũng có khi chảy máu là dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
Do tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Hiện tượng này gặp trong các bệnh xơ gan, hội chứng Bannti, hội chứng Budd- Chiari (tắc tĩnh mạch trên gan) - máu ở hệ tĩnh mạch cửa bị cản trở sẽ qua những đường bàng hệ để trở về tĩnh mạch chủ dưới phần bàng hệ phình dãn và tăng áp lực. Đặc điểm của loại chảy máu này là:
Máu tươi, màu hơi đen vì là máu tĩnh mạch.
Khối lượng thường rất nhiều và không lẫn thức ăn.
Kết hợp với các triệu chứng khác như tuần hàon bàng hệ dưới da bụng, cổ trướng, lách to. Về xét nghiệm, thấy lượng amoniac trong máu tăng cao (bình thường 100microgam%) và chụp Xquang thấy hiện tượng giãn tĩnh mạch thực quản.
Những nguyên nhân ít gặp hơn:
Do ung thư dạ dày: Máu nôn ra thường là màu đen, khối lượng máu ra thường ít nhưng rất nhiều lần. Chảy máu ở đây thường tiềm tàng, là phân đen hay gặp hơn nôn ra máu.
Do viêm dạ dày: Trong các bệnh viêm dạ dày thì loại viêm dạ dày chảy máu và loại viêm phì đại hay gây chảy máu. Thường là chảy máu nhiều nơi trong niêm mạch dạ dày, khối lượng máu ra có thể nhiều.
Do các bệnh máu: Một số bệnh máu do những cơ chế khác nhau có thể chảy máu ở nhiều nơi - chân răng, mũi, dưới da, ruột, niêm mạc dạ dày…
Bệnh bạch cầu đa sinh cấp và mạn: Chảy máu do thiếu tiểu cầu, gây chảy máu.
Bệnh suy tuỷ xương: Tuỷ xương không sản xuất đầy đủ tiểu cầu gây chảy máu.
Bệnh máu chậm đông (hemophilie): Thiếu các yếu tố tạo nên protrombin, một thành phần làm đông máu.
Bệnh máu chảy lâu (hémogénie): Thiếu về chất hay về lượng tiểu cầu, làm máu chảy kéo dài.
Do suy tim: Gan đóng vao trò quan trọng trong cơ chế đông máu vì góp phần tạo ra protrombin và gây chảy máu ở nhiều nơi, trong đó có niêm mạc của dạ dày.
Do dùng một số thuốc:
Một số thuốc có tác dụng kích thích niêm mạc dạ dày gay chảy máu nhất là dạ dày đã bị viêm hoặc loét sẵn - những thuốc hay gây chảy máu dạ dày như aspirin và các loại axit salixylie, phenyl butazon…
Những thuốc loại cocticoit: Đối với người viêm hoặc loét dạ dày, dùng thuốc này thì các ổ loét càng tiến triển thêm nặng và gây chảy máu.
Những thuốc chống đông máu (heparin, dicumarol) cũng có thể gây chảy máu dạ dày, nếu dùng quá nhiều và nhất là đối với những người đã bị viêm loét từ trước.
Đối với những loại thuốc kể trên, chống chỉ định dùng cho những người bệnh bị viêm loét dạ dày và hành tá tràng.
Những nguyên nhân hiếm gặp:
Chảy máu dạ dày trong hội chứng Malôri-Oét: Nôn nhiều do bất kỳ nguyên nhân gì, khi nôn quá nhiều, niêm mạc dạ dày có thể nứt và trợt, gây chảy máu.
Do một số bệnh dã dày: U lành tính, u mạch máu, thoát vị dạ dày.
Do các tổn thương viêm, lóet và trợt của thực quản.
Do ngộ độc:
Ngộ độc nội sinh: Urê máu cao. Máu nôn ra thường dưới dạng nước đen.
Ngộ độc ngoại sinh: Ngộ độc chì, thuỷ ngân…
Những bệnh nhiễm khuẩn và dị ứng: Có thể gây xung huyết và gây chảy máu ở niêm mạc của dạ dày (cúm ác tính, dị ứng nặng toàn thân,hội chứng Schonlein-Hénoch).
Những nguyên nhân gây ỉa ra máu
Tất cả những nguyên nhân gây chảy máu từ thực quản xuống ruột non đều gây ỉa phân đen. Những tổn thương ở đại tràng, gây ỉa máu tươi, càng gần trực tràng máu càng tươi.
Những nguyên nhân gây ỉa ra máu:
tất cả những nguyên nhân gây nôn ra máu kể trên đều dẫn tới ỉa máu đen. Ngoài ra có thể gặp các nguyên nhân khác.
Thương hàn: Do loét ở ruột cuối, thường xảy ra chậm sau một thời gian sốt kéo dài. Khối lượng máu thường nhiều và kéo dài, tiến triển theo bệnh, khi bệnh khỏi thì cũng hết ỉa ra máu. Máu cũng có thể đỏ, nếu chảy nhanh, nhiều và ồ ạt.
Những bệnh về gan mật: Gan đứt, vỡ mạch máu ở gan và đường mật (apxe gan, ung thư gan,ung thư đường mật, ung thư bóng Vater), máu chảy qua đường mật xuống ruột và gây ỉa
máu đen.
Ỉa máu tươi:
Nguyên nhân thường gặp:
Trĩ nội: Máu tươi dính theo phân và nhỏ giọt sau khi đại tiện. Thăm trực tràng sẽ thấy tĩnh mạch trực tràng giãn và nổi ngoằn ngoèo thành từnng búi, có máu ra theo tay
Ung thư trực tràng: Hay gặp ỏ người già, triệu chứng chủ yếu là ỉa máu tươi kéo dài, máu ra từng giọt hay từng tia. Thăm và soi trực tràng thấy khối u.
Ung thư đại tràng: Ỉa máu thường ít và dính theo phân. Có hội chứng bán tắc ruột và khám thấy khối u.
Kiết lỵ: Máu thường lẫn với phân, kèm theo có mũi, ỉa nhiều lần trong ngày, đau bụng, mót rặn và đau hậu môn khi đi ỉa.
Lồng ruột: Ngoài hội chứng tắc ruột, đại tiện ra những giọt má tươi, thăm trực tràng có máu theo tay.
Nguyên nhân hiếm gặp:
Viêm đại trực tràng chảy máu: Có thễ rỉ máu theo phân có lẫn ít mủ thường chảy máu nhiều.
Nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo: Đau quặn bụng dữ dội và ỉa ra máu, máu có thể đen hoặc tươi.
Polip đại, trực tràng: Ỉa ra máu tươi thành giọt, đôi khi thành tia. Soi và chụp đại tràng có thể thấy Pôlip.
Tình trạng dị ứng: Làm xung huyết niêm mạc trực tràng cũng có thể gây ra ỉa máu tươi.
Chảy máu đường tiêu hoá rất thường gặp ở các bệnh viện, đó là một trường hợp cấp cứu, đòi hỏi phải có thái độ xử trí nhanh chóng, kịp thời. Muốn cấp cứu tốt, điều trị tốt. Theo dõi là một khâu rất quan trọng đối với chảy máu đường tiêu hoá.
------------------------
Bệnh máu khó đông
Bệnh máu khó đông hay còn gọi là bệnh Hemophilia, là bệnh rối loạn đông máu di truyền do giảm các yếu tố đông máu VIII và IX. Bệnh thường gây đau đớn nên người bệnh máu khó đông rất cần được quan tâm và chú ý đúng mức.
Biểu hiện của bệnh máu khó đông
Xuất huyết thường xảy ra khi người bệnh máu khó đông bị ngã, va đập, xây xát hay chấn thương. Hình thái xuất huyết thường thấy là những mảng bầm tím dưới da, đám tụ máu trong cơ, chảy máu không cầm ở vị trí chấn thương.
Triệu chứng thường gặp là chảy máu ở các khớp lớn như: khớp gối, khuỷu tay, cổ chân, thậm chí chảy máu não. Khi phát hiện thấy những triệu chứng trên, người bệnh cần đi khám tại các trung tâm hemophilia để được chẩn đoán sớm bệnh và điều trị.
Cách phòng bệnh máu khó đông
- Người bệnh cần tránh vận động mạnh để phòng nguy cơ bị ngã, va đập, chấn thương dẫn đến chảy máu.
- Khi có hiện tượng chảy máu, cần vệ sinh sạch và băng bó vết thương, băng ép vùng tổn thương.
- Nếu bị chảy máu nhiều lần, hệ thống cơ khớp bị phá huỷ, người bệnh sẽ mắc thêm bệnh khớp mạn tính, cứng khớp và teo cơ. Cần điều trị định kỳ ngay cả khi không chảy máu là một giải pháp tối ưu nhằm hạn chế những tác động xấu của bệnh.
- Chăm sóc răng miệng cẩn thận, vì đó là những bộ phận rất dễ chảy máu. Nên tránh ăn các thức ăn cứng, tránh đồ ăn có xương, vỏ, càng hay vảy, nên tách những đồ cứng… trước khi cho người bệnh ăn cua, tôm, cá.
Cách điều trị bệnh máu khó đông
Bệnh máu khó đông là một rối loạn kéo dài suốt cuộc đời và phải phụ thuộc vào yếu tố đông máu thay thế. Hiện nay, với phương pháp điều trị tiên tiến và hiện đại, người bệnh có khả năng hy vọng vào một cuộc sống tương đối bình thường như những người bình thường khác.
Những người bệnh bị máu khó đông nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe. Khi bị bệnh không châm cứu, không tiêm bắp, không massage, ăn các thức ăn cứng, có xương…
Gia đình có người bị bệnh nên đến bác sĩ để được tư vấn về cơ chế di truyền, tránh kết hôn gần huyết thống vì nguy cơ truyền bệnh cho con là rất cao.
Trong thực đơn ăn uống hàng ngày bạn cũng phải hết sức chú ý, nên ăn khoai tây, bí ngô, rau cải, xà lách…
Trong cuộc sống khi gặp các va đập gây chảy máu cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý vết thương ngay, nếu vết thương lớn và mất nhiều máu thì không nên tự băng bó ở nhà. Thuốc hỗ trợ cho người bệnh máu khó đông cần được sự tư vấn của bác sĩ.
Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các bệnh viện lớn trên cả nước chưa có khoa riêng để điều trị bệnh máu khó đông, do vậy khi có các biểu hiện chảy máu bất thường, người bệnh cần đến Viện Huyết học – Truyền máu TƯ để được tư vấn, chẩn đoán, phát hiện chính xác bệnh để đưa ra các phác đồ điều trị kịp thời.
Tôi xin được gửi nguyên thang thuốc mà gia đình đã xin được.
(Chú ý: người bệnh phải kiêng trứng gà, thịt gà, chuối tiêu, thịt chó... và những thứ nóng, thứ nhiều chất bổ nói chung, kể cả khi đã dừng uống thuốc)
Mệt ban nhiệt tụ, ăn kém.
Thăng ma 10g
Cát căn 15g
Bạch thược 10g
Cam thảo 15g
Phòng phong 10g
Kinh giới 10g
Kim ngân 10g
Thổ phục 10g
Huyền sâm 20g
Xuyên quy 10g
Hoàng kỳ 10g
Hoài sơn 20g
Liên nhục 20g
Nam sâm 20g
Đại táo 3g
Khương hoạt 10g
Xương truật 10g
Hoắc hương 5 g
(mỗi đợt uống 5 thang)
--------------------
|